
-
Chỉ cải cách thủ tục hành chính chưa đủ giảm khó cho doanh nghiệp
-
PVFCCo-Phú Mỹ quyết tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ Công ty Cấp nước Hải Phòng: Năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 125,7 tỷ đồng
-
Nhà máy sản xuất ray đường sắt của Hoà Phát đặt tại Dung Quất 2
-
Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động ứng phó với biến động thị trường -
Hà Nội tăng cường quản lý hộ, cá nhân kinh doanh gắn với chuyển đổi số
Năm 2022, kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, cũng như các doanh nghiệp trên thị trường, Điện lực GELEX cũng chịu nhiều tác động. Công ty phải đối mặt với khó khăn ở cả hai mảng kinh doanh là kinh doanh thiết bị điện và phát điện.
Ở mảng thiết bị điện, do sụt giảm nhu cầu thị trường và ảnh hưởng một phần từ việc di dời nhà máy Thibidi, CFT trong 6 tháng đầu năm 2022 nên doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.
Mảng phát điện, nhóm thủy điện, điện mặt trời ghi nhận kết quả tương đối tích cực, riêng nhóm điện gió bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu khiến sản lượng năm 2022 thấp hơn so với mức sản lượng dự kiến.
Trong các đơn vị thành viên của Điện lực GELEX, Công ty Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) vẫn đóng góp tích cực vào kết quả chung. Năm 2022, CADIVI ghi nhận mốc mới doanh thu đạt 11.334 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 482 tỷ đồng. Công ty cũng tiếp tục được xác nhận vị trí “số 1 thị phần Việt Nam” trong lĩnh vực dây cáp điện, là thương hiệu được khách hàng tin dùng với hệ thống đại lý phân phối rộng khắp cả nước (theo kết quả khảo sát thị trường của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao).
Xét về dòng tiền, năm 2022, Điện lực GELEX ghi nhận dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương 1.718 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương 1.191 tỷ đồng, dòng tiền tài chính âm 700 tỷ đồng, chủ yếu giảm nợ vay và trả cổ tức cho cổ đông.
Trước tình hình biến động lãi suất và tỷ giá trên thị trường, theo định hướng chung của Tập đoàn GELEX, Công ty Điện lực GELEX và các đơn vị thành viên chủ động hạ tỷ trọng dư nợ vay. Tại 31/12/2022, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,90 lần, đầu năm là 2,86 lần; còn hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,44 lần, đầu năm là 1,92 lần.
Với việc chủ động giảm các khoản phải trả và nợ vay đã giúp công ty và các đơn vị trong nhóm điện lực cắt giảm được chi phí tài chính trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh trong năm vừa qua. Điều này đã giúp tình hình tài chính của công ty cũng ngày càng tích cực và lành mạnh hơn.
GELEX Electric là một trong hai công ty sub-holdings của Tập đoàn GELEX (mã GEX) được thành lập từ năm 2016. Ngày 15/11/2022 vừa qua, CTCP Thiết bị Điện GELEX đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Điện lực GELEX. Theo GELEX Electric, tên gọi mới này bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Công ty đang hoạt động thay vì chú trọng vào riêng thiết bị điện. Điều này cũng cho thấy sự dịch chuyển chiến lược kinh doanh, dần cân đối tỷ trọng ở các mảng sản xuất, phát triển lĩnh vực kinh doanh mới đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của Công ty.

-
Bộ Công thương tiến hành sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá
-
Chỉ cải cách thủ tục hành chính chưa đủ giảm khó cho doanh nghiệp
-
Tập đoàn Stavian và Thantawan Industry hợp tác phát triển nhà máy bao bì kim loại công nghệ cao
-
PVFCCo-Phú Mỹ quyết tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng
-
Trao thêm quyền chủ động cho doanh nghiệp nhà nước -
ĐHĐCĐ Công ty Cấp nước Hải Phòng: Năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 125,7 tỷ đồng -
Nhà máy sản xuất ray đường sắt của Hoà Phát đặt tại Dung Quất 2 -
Rất nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tư nhân tại Việt Nam -
Doanh nghiệp xuất khẩu chủ động ứng phó với biến động thị trường -
Hà Nội tăng cường quản lý hộ, cá nhân kinh doanh gắn với chuyển đổi số -
Đề xuất hình sự hóa tội phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép