
-
VIMC đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 20.793 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2024
-
Công ty THILOGI Lào đi vào hoạt động, tăng cường kết nối logistics khu vực
-
Shark Phú đề xuất giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam
-
Lãnh đạo Quảng Trị làm việc với Tập đoàn B'Lao về xúc tiến đầu tư -
Thương mại Việt Nam - EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD
![]() |
Thép cuộn chống ăn mòn của Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ tại Nam Phi. |
Chiều 8/7, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho hay đã nhận được thông tin từ Phái đoàn Việt Nam tại Geneva về việc Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) ban hành thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm thép cuộn chống ăn mòn (Corrosion resistant steel coil) nhập khẩu vào Khối Liên minh hải quan Nam Phi (SACU).
Theo thông báo này, Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp do là quốc gia đang phát triển có thị phần nhập khẩu dưới 3% và tổng nhập khẩu từ các quốc gia tương tự không lớn hơn
Sản phẩm bị điều tra là thép cuộn chống ăn mòn được phân loại theo mã hàng hóa nhập khẩu của Cộng hòa Nam Phi 7210.61.20, 7210.61.30, 7225.92.25 và 7225.92.35.
Ngày khởi xướng điều tra: 17/1/2025 (vụ việc đã được khởi xướng ngày 27/12/2024 trước đó, nhưng sau đó đã được chấm dứt và khởi xướng lại cùng ngày). Giai đoạn điều tra: Từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2024.
Trong thông báo Kết luận sơ bộ, Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi cho rằng lượng nhập khẩu có sự gia tăng mạnh, đột ngột, rõ nét và gần trong giai đoạn điều tra, với mức gia tăng 17,16% từ năm 2022 đến 2023. Lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Ngoài ra ITAC sơ bộ kết luận rằng ngành sản xuất của SACU đã phải đối mặt với thiệt hại nghiêm trọng trong thời kỳ điều tra. Các chỉ tiêu như sản lượng, doanh số bán hàng trong nước, lợi nhuận, thị phần, tỷ lệ sử dụng công suất và nhân công đều suy giảm đáng kể trong giai đoạn điều tra.
Mặc dù có một số nguyên nhân khác góp phần gây ra thiệt hại, như việc suy giảm cầu đối với thép, giảm đầu tư cơ sở hạ tầng, gia tăng chi phí đầu vào, hạn chế về logistics và cung cấp năng lượng… nhưng đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
ITAC cho rằng một số yếu tố sau đã dẫn tới sự gia tăng hàng nhập khẩu đột ngột vào Nam Phi. Sự dư thừa công suất và suy thoái kinh tế ở Trung Quốc kể từ năm 2021 đã dẫn tới việc gia tăng xuất khẩu vào Nam Phi.
Thuế quan mà các quốc gia sử dụng áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước dẫn đến hoạt động xuất khẩu thép của Trung Quốc đã được chuyển hướng sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn.
Căn cứ nội dung trên, ITAC đề xuất áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời ở mức 52,34% trong thời gian 200 ngày cho đến khi có kết luận cuối cùng của vụ việc.
Về loại trừ khỏi biện pháp tự vệ: Theo quy định của WTO, các quốc gia đang phát triển có thị phần nhập khẩu dưới 3% và tổng lượng nhập khẩu của các quốc gia này không lớn hơn 9% có thể được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ.Việt Nam nằm trong danh sách các nước được loại trừ do thỏa mãn tiêu chí có lượng nhập khẩu dưới 3% vào Nam Phi.
Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương đã có Thư gửi ITAC để nêu một số ý kiến đối với vụ việc trên và đề nghị loại trừ Việt Nam khỏi biện pháp tự vệ. Ngày 11/ 4/ 2025, ITAC đã phản hồi Việt Nam trong đó cam kết sẽ xem xét thận trọng quan điểm của Việt Nam trong quá trình ban hành Kết luận sơ bộ.
Với kết quả sơ bộ của Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục duy trì xuất khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn sang khối SACU trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và hiệp hội cần tiếp tục theo dõi diễn biến vụ việc cho đến khi có Kết luận cuối cùng về vụ việc này.

-
VIMC đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 20.793 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2024
-
Công ty THILOGI Lào đi vào hoạt động, tăng cường kết nối logistics khu vực
-
Shark Phú đề xuất giải pháp tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam
-
Lãnh đạo Quảng Trị làm việc với Tập đoàn B'Lao về xúc tiến đầu tư
-
Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép cuộn chống ăn mòn của Việt Nam -
Từ câu chuyện của Hyundai: Cần cơ chế đột phá để doanh nghiệp Việt không thua trên sân nhà -
Thương mại Việt Nam - EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 8 tỷ USD sau 6 tháng năm 2025 -
ASEAN xem xét mở rộng trao đổi C/O điện tử với một số nước -
Hải quan Thái Bình: Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng tăng 21,7% -
Thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán FTA Việt Nam - Khối thị trường chung Nam Mỹ
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045