-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Lĩnh vực giáo dục rất được quan tâm đầu tư, song chất lượng còn nhiều bất cập. Ảnh: Đức Thanh |
Thị trường nhiều tiềm năng
Nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, việc tăng năng suất lao động chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục và tương lai của bất kỳ nền kinh tế nào cũng phụ thuộc vào giáo dục.
Theo phân tích trong báo cáo tháng 8/2022, chuyên đề "Giáo dục để tăng trưởng", Ngân hàng Thế giới (WB) kết luận, hệ thống giáo dục sau phổ thông phát triển hơn sẽ là "chìa khóa" để thúc đẩy tăng năng suất của Việt Nam và do đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Trước đó, bà Carolyn Turk, Giám đốc WB tại Việt Nam từng cảnh báo, Việt Nam cần tăng năng suất ở mức 2 - 3%/năm để có thể trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Muốn tăng năng suất lao động, chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục.
Trong nước, các chuyên gia giáo dục dự báo, thị trường công nghệ giáo dục (edtech) của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023. Chưa kể, giáo dục Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn với khoảng 41% dân số được xếp vào “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho việc học tập.
Với một thị trường giàu tiềm năng, nhưng đây không phải là đầu tư ngẫu hứng, hay theo trào lưu, mà cần tính toán cụ thể, bởi chi phí đầu tư rất lớn.
Trên thực tế, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách, đầu tư cho giao dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy, trong tổng thể đầu tư nguồn lực tài chính nhà nước cho phát triển đất nước đã ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, một trong những lĩnh vực được đầu tư lớn nhất.
Được biết, mức đầu tư cho giáo dục có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011 - 2020, trung bình 17 - 18%, có năm tăng gần 19%. Tính theo tỷ lệ GDP, mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia (5%) và cao hơn các nước khác trong ASEAN, như Campuchia (1,9%), Singapore (2,9%), Lào (3,3%).
Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để tăng cường đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu để phát triển giáo dục của cả nước. Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 để điều chỉnh về đầu tư công, trong đó có đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, như sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết ưu tiên cho các mục tiêu đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo; chương trình kiên cố hóa trường, lớp học.
Cùng với đó là các chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên; các chính sách về cấp học bổng, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê chỗ ở cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của công tác đầu tư cho giáo dục vẫn còn là dấu hỏi. Chẳng hạn, với giáo dục đại học, năm 2021, Việt Nam xếp thứ 59 thế giới theo xếp hạng của US News, nhưng vẫn xếp sau một số nước Đông Nam Á (Singapore thứ 21, Malaysia thứ 38, Thái Lan thứ 46, Indonesia thứ 54, Philippines thứ 55).
Giới chuyên gia nhận định, vẫn còn nhiều rào cản để đại học Việt Nam đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, mà nếu không có những cải cách triệt để, giáo dục đại học Việt Nam sẽ tiếp tục tụt hậu.
Bốn ưu tiên cần thực hiện
Theo WB, đổi mới hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam có thể hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, theo đánh giá của WB, hiện nay, hệ thống giáo dục sau phổ thông của Việt Nam đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả như mong đợi.
Theo đó, khả năng tiếp cận giáo dục sau phổ thông, bao gồm giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của học sinh Việt Nam, tính theo tỷ lệ nhập học chung, đạt dưới 30%. Đây là mức thấp trong khu vực và thấp xa so với các nước có thu nhập cao hơn như Hàn Quốc (trên 98%), Trung Quốc (hơn 53%).
Với những tồn tại liên quan tới công tác đầu tư cho giáo dục đại học, WB đề xuất 4 ưu tiên mà các cơ quan chức năng Việt Nam cần hành động để đạt được những kết quả giáo dục đại học cần thiết và đảm bảo lĩnh vực này đóng góp vào quỹ đạo tăng trưởng trong tương lai của đất nước. Đó là nâng cao khả năng tiếp cận và công bằng; cải thiện chất lượng và sự phù hợp; đảm bảo nguồn lực tài chính và quản trị công lĩnh vực giáo dục đại học tốt hơn.
Theo ý kiến của GS-TS- NGND. Đặng Thị Kim Chi, Ủy viên Hội đồng Tư vấn về khoa học, giáo dục và môi trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đầu tư cho giáo dục, trước hết cần quan tâm tới giáo viên, giảng viên. Thứ nữa là vấn đề chất lượng trường lớp, cơ sở vật chất và sách giáo khoa, giáo trình.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"