-
Thông qua Luật sửa 9 luật: Cá nhân được mua TPDN riêng lẻ, phạt nặng công ty kiểm toán vi phạm -
Lừa đảo tiền ảo nóng theo bitcoin -
Nhiều kế hoạch hút vốn ngoại được đẩy mạnh trong năm 2025 -
MSB hiện thực hóa tương lai thanh toán không chạm tại Việt Nam -
Room tín dụng dư thừa, vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room? -
42% khách hàng “underbanked” phải vay nóng để tìm vốn: Cần thêm những cú bắt tay giữa Fintech và ngân hàng
NCB chính thức tăng vốn lên 5.600 tỷ đồng |
Ngày 14/09/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1566/QĐ-NHNN về việc sửa đổi nội dung về vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB). Theo đó, NCB chính thức tăng vốn lên hơn 5.600 tỷ đồng.
Đại diện Lãnh đạo NCB cho biết: “Tăng vốn điều lệ thành công là bước đột phá trong quá trình thực hiện Phương án cơ cấu lại mà NHNN đã phê duyệt, giúp NCB củng cố năng lực tài chính, tăng cường an toàn hoạt động, tạo tiền đề cho việc tái cấu trúc thành công và đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng trong dài hạn. Trong thời gian tới, NCB sẽ tiếp tục có phương án nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng các chuẩn quốc tế, trở thành ngân hàng tầm trung trong hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
Trước đó, NCB cũng đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 1.500 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, đưa vốn điều lệ lên mức hơn 5.600 tỷ đồng theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông NCB thông qua.
Vốn điều lệ tăng thêm chủ yếu sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh giúp tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động; mở rộng hoạt động kinh doanh tại các địa bàn kinh tế trọng điểm, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, vốn tăng thêm còn đươc dùng để triển khai các dự án trọng điểm phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài của NCB như: đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống mạng lưới, hình ảnh thương hiệu ngân hàng; xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự có năng lực toàn diện để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của ngân hàng; đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, ứng dụng số trong mọi hoat động của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang tới khách hàng những trải nghiệm vượt trội...
Năm 2022, Ngân hàng đặt mục tiêu đạt 1 triệu khách hàng, tổng tài sản tăng lên mức 78 nghìn tỷ đồng; bên cạnh đó, NCB cũng đặt kế hoạch tái cấu trúc toàn diện chất lượng tài sản; tập trung thu hồi, xử lý nợ có vấn đề theo đúng kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại; tăng cường công tác giám sát, quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
-
Room tín dụng dư thừa, vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room? -
42% khách hàng “underbanked” phải vay nóng để tìm vốn: Cần thêm những cú bắt tay giữa Fintech và ngân hàng -
Ngân hàng NCB hoàn thành kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng -
Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế -
Vốn điều lệ Eximbank tăng lên 18.688 tỷ đồng -
Đề nghị các ngân hàng giữ lãi suất tiền gửi ổn định, tiếp tục giảm lãi vay -
M&A ngân hàng và những cuộc "kén rể" còn để ngỏ
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024