-
Thông qua Luật sửa 9 luật: Cá nhân được mua TPDN riêng lẻ, phạt nặng công ty kiểm toán vi phạm -
Lừa đảo tiền ảo nóng theo bitcoin -
Nhiều kế hoạch hút vốn ngoại được đẩy mạnh trong năm 2025 -
MSB hiện thực hóa tương lai thanh toán không chạm tại Việt Nam -
Room tín dụng dư thừa, vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room? -
42% khách hàng “underbanked” phải vay nóng để tìm vốn: Cần thêm những cú bắt tay giữa Fintech và ngân hàng
Theo đó, tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của NCB tăng nhẹ 2,2% lên mức gần 75.500 tỷ đồng.
Với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, việc tăng tổng tài sản và vốn điều lệ là cần thiết giúp NCB nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, đặc biệt khi NCB đang trong quá trình tái cơ cấu và nỗ lực hoàn thiện cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II.
Kết thúc quý II/2022, tăng trưởng tín dụng của NCB tăng 6,5% so với đầu năm.
Thực hiện theo tinh thần của chỉ thị 01/2022/CT-NHNN, NCB định hướng phát triển khách hàng trong các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 như: cho vay lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao…; hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán.
Đồng thời tìm kiếm, phát triển các khách hàng doanh nghiệp có dòng tiền ổn định, có nguồn CASA và sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, quản lý dòng tiền.
Ngoài ra, NCB cũng đã đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất gần 300 tỷ đồng đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong 2 năm 2022-2023 theo chỉ đạo của NHNN về chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
Trước đó, ngày 18/6/2022, NCB đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 (ĐHĐCĐ). ĐHĐCĐ đã thông qua các nghị quyết, bao gồm Kế hoạch kinh doanh năm 2022.
Các cổ đông của NCB đồng thuận cao với kế hoạch giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái cơ cấu đồng thời hỗ trợ đà tăng trưởng của Ngân hàng như đã đề ra trong chiến lược 2021-2025. Kế hoạch kinh doanh năm 2022 cũng được trình bày trong cuộc họp, khẳng định Ngân hàng ở vị thế tốt để tham gia sâu rộng vào sự phục hồi kinh tế khi Việt Nam dần thoát khỏi đại dịch.
Năm 2022, Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 608 tỷ đồng; Tổng tài sản tăng lên mức hơn 78 nghìn tỷ đồng; Tín dụng của Ngân hàng được dự kiến tăng trưởng trong mức quy định của NHNN.
NCB cũng đặt kế hoạch tập trung thu hồi, xử lý nợ xấu, mục tiêu thu hồi đúng như kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại; tái cấu trúc toàn diện chất lượng tài sản; tăng cường công tác giám sát, quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Đại diện NCB cho biết: “Giai đoạn 2022 - 2025, NCB quyết tâm tập trung thực hiện Phương án cơ cấu lại mà NHNN đã phê duyệt. Những năm đầu thực hiện Phương án cơ cấu lại, ngân hàng sẽ trích toàn bộ lợi nhuận vào dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu, nhưng trong dài hạn sẽ là nền tảng để ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Đây là quyết tâm mà ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như toàn thể cổ đông nhất trí”.
-
MSB hiện thực hóa tương lai thanh toán không chạm tại Việt Nam -
Room tín dụng dư thừa, vì sao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room? -
42% khách hàng “underbanked” phải vay nóng để tìm vốn: Cần thêm những cú bắt tay giữa Fintech và ngân hàng -
Ngân hàng NCB hoàn thành kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng -
Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế -
Vốn điều lệ Eximbank tăng lên 18.688 tỷ đồng -
Đề nghị các ngân hàng giữ lãi suất tiền gửi ổn định, tiếp tục giảm lãi vay
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024