Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
NCB và cú lội ngược dòng ngoạn mục
Hà Tâm - 27/04/2015 11:28
 
Tại ĐHCĐ vừa diễn ra cuối tuần qua, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ với tình hình tài chính hết sức lạc quan: dư nợ và huy động vốn tăng tới 30-35%, nợ xấu giảm tới 58%, chỉ còn 2,52%. Với sự lột xác toàn diện, NCB từ chỗ đứng bên bờ vực thẳm đã nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về lợi nhuận. Đặc biệt, với những chiến lược rõ ràng, NCB đã dần định vị được hình ảnh một ngân hàng bán lẻ năng động, khỏe khoắn và đầy tin cậy trên thị trường.
Từ con số 0 tròn trĩnh, NCB đã lãi tới 59 tỷ đồng và đang nhắm tới mục tiêu lãi 236 tỷ đồng năm 2015
Từ con số 0 tròn trĩnh, NCB đã lãi tới 59 tỷ đồng và đang nhắm tới mục tiêu lãi 236 tỷ đồng năm 2015

“Người ta đi, chúng tôi chạy”

Những năm 2012-2013, khi hàng loạt cổ đông cũ của Navibank (tiền thân của ngân hàng NCB) lần lượt thoái vốn, nhiều ánh mắt lo ngại đã nhìn về nhóm cổ đông mới vừa tiếp nhận ngân hàng này, bởi trọng trách tái cơ cấu với ngân hàng này lúc đó quá nặng nề.

Đối diện với lo lắng đó, các cổ đông mới của NCB, âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt, xây dựng chiến lược từng bước thay đổi toàn bộ ngân hàng, từ hoạt động cho tới hình thức. Không chỉ thay tên, đổi họ (đổi tên Navibank thành NCB), chuyển trụ sở từ phía Nam ra phía Bắc, NCB còn thay máu toàn bộ nhận diện thượng hiệu, mô hình hoạt động, hệ thống quản trị, chiến lược kinh doanh…của ngân hàng.

Bà Trần Hải Anh - Tổng Giám đốc NCB cho biết: “Đang trong quá trình tái cấu trúc nên trong khi các Ngân hàng khác đi, chúng tôi phải chạy. Trong hơn hai năm vừa qua, NCB đã triển khai đồng bộ hàng loạt dự án: Đổi tên gọi và áp dụng bộ nhận diện thương hiệu mới; Xây dựng hệ thống sản phẩm chiến lược; Nâng cấp hệ thống mạng lưới, mở rộng hoạt động bán lẻ, đổi mới phong cách và chất lượng dịch vụ; Đầu tư nền tảng công nghệ hiện đại, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử; Tăng cường xử lý nợ xấu, hoàn hiện hệ thống quản trị phù hợp thông lệ quốc tế; Tập trung công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp”.

Tính đến cuối năm 2014, tổng tài sản của NCB đạt gần 36.867 tỉ đồng, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng huy động và dư nợ cho vay của NCB tăng lần lượt 29,89% và 35,74% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ nợ xấu giảm hơn 58% còn 2,52%, lợi nhuận đạt 59 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. 

Con số không lớn, nhưng so với một ngân hàng đứng trước bờ vự thẳm, đó là sự lột xác đầy ngoạn mục. Với những thành tích đó, NCB cũng vừa vinh dự nhận Bằng khen do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trao tặng vì có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2014.  

Năm 2015 này, trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn nhưng với nền tảng vững vàng hơn, NCB mạnh dạn đặt chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 236 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 45.052 tỷ đồng, tổng huy động đạt 41.165 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 24.089 tỷ đồng, nợ xấu kiềm chế ở mức dưới 3%.

Năm 2015 cũng được NCB xác định là năm “Chuẩn hóa đội ngũ – Nâng tầm dịch vụ” hướng tới phát triển bền vững, an toàn, tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo chiều sâu, cung cấp sản phẩm linh hoạt, phù hợp cho các cá nhân, hộ gia đình, tiểu thương.

“Bắn tỉa” thị trường ngách, định vị ngân hàng bán lẻ

Từ con số 0 tròn trĩnh, NCB đã lãi tới 59 tỷ đồng và đang nhắm tới mục tiêu lãi 236 tỷ đồng năm 2015. Đâu là “vũ khí” để NCB lột xác nhanh chóng như vậy?

Có lẽ, vũ khí lớn nhất của NCB, chính là sự thay đổi toàn diện chiến lược kinh doanh, đặc biệt là tấn công mạnh vào một số phân khúc “ngách” của thị trường bán lẻ. Để làm được điều này, yếu tố đầu tiên được NCB tiến hành, và cũng là điểm cộng của ngân hàng này là thay đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu.

Bà  Trần Hải Anh chia sẻ: “Một điểm không thể không nhắc đến trong quá trình Tái cấu trúc là chiến lược phát triển thành một ngân hàng bán lẻ thân thiện, gần gũi khách hàng, đặc biệt với giới trẻ. Điều này thể hiện đồng nhất từ triết lý kinh doanh đến logo, hình ảnh, hệ thống giao diện … đều được khoác “áo mới” mang nhiều nét hiện đại, trẻ trung, màu sắc xanh đỏ hoà quyện kết hợp giữa sự thân thiện, đoàn kết, gần gũi với sự hiện đại, quyết tâm, kỷ luật trên nền màu trắng của sự liêm chính, trung thực… “.

Hai điểm giao dịch đầu tiên áp dụng hình ảnh mới mang màu xanh NCB là Phòng giao dịch số 1 của Chi nhánh Hà Nội (Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) và Sở giao dịch HCM (Hàm Nghi, Quận 1, TP HCM) đã nhanh chóng tạo được ấn tượng tốt ban đầu với khách hàng bởi không gian giao dịch hiện đại, chuyên nghiệp và đẹp đẽ. Thiết kế nội thất đơn giản nhưng hiện đại với tông màu chủ đạo là màu xanh dương, tạo cảm giác an toàn, tin cậy và thân thiện.

Sự thay đổi hình ảnh cũng đánh dấu bước chuyển mình vô cùng quan trọng mà ngân hàng này hướng tới: một ngân hàng bán lẻ năng động, hiệu quả, lách vào những phân khúc, ngách thị trường để tìm đường đi riêng.

Từ một ngân hàng chủ yếu huy động vốn, hầu như không có sản phẩm nổi bật, NCB đã xây dựng được hệ thống sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, ngân hàng điện tử đồng bộ và hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu NCB, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm chiến lược là cho vay mua nhà và xe, lãi suất chỉ từ 6%/năm. Đặc biệt, ngân hàng còn cam kết duy trì mức lãi suất hấp dẫn ngay cả sau thời gian ưu đãi, lãi suất vay bằng lãi tiết kiệm cộng biên độ thấp.

Bà Hải Anh tin tưởng, sự chuyển đổi chiến lược kinh doanh vào tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số ngành chọn lọc này sẽ giúp NCB nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài thay đổi nhận diện thương hiệu và tung ra những sản phẩm “độc”, xác định chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để phát triển mảng bán lẻ, ngân hàng đã đẩy nhanh tốc độ phục vụ khách hàng, tổ chức hàng trăm giờ đào tạo cho nhân viên, thu hút được một lực lượng nhân sự chất lượng cao trong ngành, mở rộng mạng lưới hoạt động tại nhiều địa bàn kinh tế trọng điểm.

Theo kế hoạch đề ra, giai đoạn 2015-2020, NCB sẽ tập trung phát triển thị trường miền Bắc, củng cố thị trường Miền Nam cũng như các địa bàn có trụ sở của NCB, xây dựng các điểm giao dịch trở thành những trung tâm lợi nhuận của hệ thống. Sau 2018, NCB sẽ phát triển mạng lưới theo hướng chọn lọc và phát triển tại một số  địa bàn kinh tế trọng điểm khác như vùng Tây Bắc bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên…

NCB "nhắm" mục tiêu lãi 300 tỷ đồng
) Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa nhận được Bằng khen của Thống đốc NHNN vì những thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư