
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
![]() | ||
Lãi suất cho vay USD giảm thêm 2%/năm nữa thì ngân hàng vẫn có lãi |
Trên thực tế, lãi suất cho vay USD hiện ở mức 6-8%/năm tại Việt Nam tuy thấp hơn nhiều lãi suất cho vay tiền đồng, song lại cao gấp 3 lần so với nhiều nước trong khu vực. Điều này đang làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu.
Đề xuất của doanh nghiệp xuất khẩu càng có lý nếu xét trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, song xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm tăng chậm hơn nhập khẩu và nền kinh tế vẫn trong cảnh nhập siêu.
Nói một cách công bằng, các ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể giảm thêm lãi suất cho vay USD.
Thứ nhất, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay USD hiện vẫn khá cao. Cụ thể, trần lãi suất huy động USD hiện nay là 2%/năm (với dân cư) và 1% (với tổ chức kinh tế), trong khi lãi suất cho vay trung bình là 6-8%/năm.
Như vậy, nếu lãi suất cho vay USD giảm thêm 2%/năm nữa thì ngân hàng vẫn có lãi.
Thứ hai, quy định vay USD hiện rất ngặt nghèo. Vì vậy, nếu lãi vay USD giảm, tín dụng USD cũng khó tăng mạnh. Thực tế, tính đến cuối tháng 4/2013, tín dụng ngoại tệ của toàn hệ thống giảm tới hơn 7%.
Thứ ba, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ dồi dào cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp lãi suất cho vay USD có thể giảm thêm.
Trong cuộc gặp với doanh nghiệp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long mới đây, Thống đốc NHNN tuyên bố, sẽ đưa lãi suất cho vay ngoại tệ xuống 4- 5%/năm để hỗ trợ xuất khẩu. Dù vậy, điều khiến doanh nghiệp băn khoăn là NHNN chưa có chế tài cụ thể nào để ép các ngân hàng phải cho vay với lãi suất thấp, bởi các doanh nghiệp xuất khẩu hiện vẫn phải vay USD với lãi suất 6-8%/năm.
Tới đây, NHNN có thể gia hạn cho vay ngoại tệ sau năm 2013, về lâu dài, sẽ chấm dứt cho vay bằng USD. Chống đô la hóa, chấm dứt cho vay ngoại tệ là cần thiết, do đô la hóa khiến cho kinh tế trong nước dễ tác động bởi các cú sốc của kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trong nước. Song trong bối cảnh lãi suất cho vay tiền đồng còn cao như hiện nay, để hỗ trợ xuất khẩu, ngoài việc giảm lãi suất USD, NHNN có thể gia hạn cho vay ngoại tệ đến năm 2014, 2015.
Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời thực hiện lộ trình chống đô la hóa, Việt Nam phải tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất tiền đồng. Một khi niềm tin vào tiền đồng tăng lên, lãi suất cho vay tiền đồng hấp dẫn, thì doanh nghiệp sẽ không còn nhu cầu vay USD. Khi đó, vấn đề hạ lãi suất USD cũng không được đặt ra và việc chấm dứt hoàn toàn cho vay ngoại tệ vẫn chưa quá muộn.
Thùy Liên
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort