Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 30 tháng 12 năm 2024,
Nga nổi giận vì Mỹ dựng “lá chắn” tại châu Âu, Hàn Quốc
Nguyễn Ngọc - 28/08/2014 06:00
 
Thời gian qua, Mỹ đã công bố ý định tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc khiến Nga cảm thấy bất an.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Những tỷ phú Nga đang lo sợ sau vụ MH17 bị bắn hạ
"Hoảng hồn" Facebook WSJ tuyên bố chuyên cơ Tổng thống Mỹ rơi ở Nga
Putin: Nga coi trọng phát triển quan hệ với Ấn Độ-Nhật Bản-Việt Nam
Hai máy bay F-16 đánh chặn máy bay lạ trên bầu trời Washington
Ông Putin: Nga trở nên mạnh mẽ hơn nhờ Crimea
   
  Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ triển khai ở Guam  

Vừa qua, tạp chí Đức Der Spiegel đưa tin là trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales, Ba Lan và các nước vùng Baltic đã kêu gọi liên minh chĩa hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) châu Âu vào Liên bang Nga. Trước đây, Mỹ đã nhiều lần có những động thái chuẩn bị xây dựng NMD ở châu Âu khiến Nga phản ứng dữ dội.

Ngày 27-8, đài phát thanh Deutsche Welle - Đức đã đăng tải tuyên bố của chính phủ nước này, viện dẫn tài liệu tổng kết hội nghị thượng đỉnh NATO tại Chicago năm 2012, trong đó khẳng định, hệ thống NMD không được tác động tới sự ổn định chiến lược ở châu Âu và không thể nhằm chống lại Nga.

Ông George Streiter - phó phát ngôn viên Chính phủ Đức cho rằng, NMD mà NATO có kế hoạch triển khai ở châu Âu không phải là nhằm vào Nga mà đơn giản là nhằm bảo vệ các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu, trước những mối đe dọa an ninh mới.

Vừa qua, Mỹ cũng bày tỏ ý định sẽ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên lãnh thổ của Hàn Quốc, nhằm “đối phó với nguy cơ từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên” chứ không nhằm vào bất cứ nước nào khác. Tuyên bố này của Washington đã nhận được tín hiệu “bật đèn xanh” của Seoul.

 
 

THAAD là hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense - THAAD). Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD với radar mạng pha X-Band AN/TPY-2 có khả năng phát hiện các mối đe dọa trên không từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200 km, tầm cao 25 km với tốc độ bay đạt tới 3km/giây.

Cũng giống như khi Mỹ định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa NMD ở châu Âu, Moscow đã yêu cầu Washington đưa ra các bảo đảm pháp lý rằng việc triển khai THAAD của họ không nhằm chống lại Nga, song Mỹ đã phớt lờ, không đưa ra những giải thích theo đề nghị từ phía Nga.

Phản ứng trước động thái này của Mỹ và Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng kêu gọi Hàn Quốc cân nhắc những tác động an ninh từ việc nước này cho phép Mỹ triển khai tổ hợp đánh chặn THAAD. Còn chính phủ Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan ngại trước sự việc các hệ thống tên lửa đánh chặn Mỹ áp sát lãnh thổ nước mình.
 

Kết cấu một xe phóng tên lửa thuộc khẩu đội THAAD
 

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Sự kiện Mỹ triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình chiến lược trong khu vực, kích động cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á, tạo ra những biến chứng bổ sung cho giải pháp của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên...

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, cũng giống như những hành động triển khai NMD ở châu Âu, việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc chắc chắn sẽ gây ra những tác động xấu. Sự ổn định chiến lược toàn cầu đang tiếp tục bị Mỹ đơn phương làm suy yếu bằng lá chắn tên lửa, cũng như các quá trình kiểm soát vũ khí.

Hiện nay và ngay cả trước đây, Moscow không hề tin tưởng vào những lời giải thích của Mỹ và NATO. Nga đã lên tiếng đe dọa sẽ có các động thái đáp trả như di chuyển tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander sát biên giới các nước NATO hoặc liên tiếp phóng thử các tên lửa đạn đạo liên lục địa để thị uy.

Tổng hợp

Trung Quốc xác nhận tồn tại tên lửa mới có thể vươn tới Mỹ Trung Quốc xác nhận tồn tại tên lửa mới có thể vươn tới Mỹ

Theo AFP, Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 1/8 đưa tin Bắc Kinh đã thừa nhận về sự tồn tại của một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và có thể vươn tới Mỹ.

Ukraine đã biết kết quả phân tích hộp đen MH17 Ukraine đã biết kết quả phân tích hộp đen MH17

Theo hãng tin Reuters, ngày 28/7, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Ukraine, ông Andriy Lysenko cho biết kết quả phân tích hộp đen của máy bay MH17, thuộc Hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, cho thấy máy bay này đã rơi do "đột ngột giảm áp cực lớn" sau khi trúng nhiều mảnh đạn từ một quả tên lửa.

Ukraine bị tố gài bẫy phe ly khai bắn hạ máy bay MH17 Ukraine bị tố gài bẫy phe ly khai bắn hạ máy bay MH17

() Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Alexander Khodakovsky - chỉ huy Tiểu đoàn Vostok - đã lần đầu tiên thừa nhận lực lượng ly khai sở hữu hệ thống tên lửa Buk (NATO gọi là SA-11). Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine đã cố tình "gài bẫy" phe ly khai để họ sử dụng tên lửa Buk bắn vào các máy bay.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư