-
Kết thúc quý III/2024, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm -
MSB: Lợi nhuận 9 tháng đạt 72% kế hoạch năm, động lực chủ yếu nhờ tín dụng -
9 tháng đầu năm 2024, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã "cán đích" -
HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng, chia cổ tức 20% -
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc -
Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Đó là chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội tại phiên họp thường kỳ quý II/2024.
Tại phiên họp này, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng đã chủ động bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị quyết của HĐQT, toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao, đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội phát biểu chỉ đạo tại phiên họp |
Theo đó, tính đến ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt gần 373.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt gần 47.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 351.000 tỷ đồng, với hơn 6,8 triệu khách hàng còn dư nợ.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 405.000 lao động, trong đó gần 4.800 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và gần 4.200 lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm; giúp hơn 24.200 học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 1,021 triệu công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 647 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, gần 2.600 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp...
Bên cạnh tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách, chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,56% tổng dư nợ; trong đó, nợ quá hạn chiếm 0,21%, nợ khoanh chiếm 0,35%.
Trong thời gian tới, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chủ tịch HĐQT yêu cầu toàn hệ thống tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường huy động các nguồn lực, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương.
Tập trung tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024, giải ngân kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về về huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính, về đối tượng, mức cho vay... để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Cùng với tăng trưởng tín dụng, bà Nguyễn Thị Hồng yêu cầu toàn hệ thống tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông về tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; tập trung thực hiện chuyển đổi số, triển khai các dự án trọng tâm nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng toàn diện cho các đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch HĐQT đánh giá cao kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong 6 tháng đầu năm. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức cả trong và ngoài nước, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã nỗ lực, vượt qua khó khăn, đảm bảo được chất lượng tín dụng tốt, đồng thời quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện chính sách một cách nhanh chóng, kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng.
“Những nỗ lực trên đã góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đầu tư tín dụng ưu đãi các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.
-
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc -
Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro -
VietinBank 9 năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” -
OCB công bố kết quả kinh doanh 9 tháng: Lợi nhuận trước thuế đạt 2.553 tỷ đồng -
Thống đốc lý giải vì sao nhiều dự án bất động sản có khả năng trả nợ vẫn không vay được vốn -
MSB và Baokim hợp tác thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới -
NCB tung giải pháp tài trợ doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh
-
1 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT -
2 Quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gỡ vướng giải quyết án tham nhũng -
3 TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách -
4 “Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán -
5 Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế