-
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm -
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà
NamABank vừa công bố báo cáo thường niên năm 2019. Theo đó, mục tiêu năm 2020 của ngân hàng là tổng tài sản đạt 116 nghìn tỷ đồng, tăng 22,51%, huy động vốn và phát hành giấy tờ có giá tăng 22,4%, tín dụng tăng 21,4% (phụ thuộc hạn mức NHNN cho phép). Số lượng thẻ tín dụng đạt 100.000 thẻ, tăng 34,56%. Nợ xấu dưới 3%.
Mặc dù vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao, song chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của NamABank năm 2020 lại giảm tới 13,47%, giảm 800 tỷ đồng. Báo cáo của ngân hàng không nêu lý do, song nhiều khả năng ban lãnh đạo đã tính toán khả năng tín dụng năm 2020 khó đạt mức như kế hoạch, cộng với biên lãi gộp năm 2020 có thể sẽ giảm xuống do khách vay gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh.
Năm 2019, NamABank có tổng tài sản đạt hơn 94,6 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2%. Huy động vốn tăng 32,3%, cho vay thị trường 1 tăng 32,9%. Nợ xấu đến 31/12/2019 là 1,97%. Lợi nhuận trước thuế là 925 ty dong, vượt gần 16% kế hoạch đề ra.
Như vậy, đến thời điểm này, NamABank là ngân hàng đầu tiên công bố mục tiêu lợi nhuận năm 2020 thấp hơn năm 2019. Tại ĐHCĐ BIDV tổ chức đầu tháng này, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, tín dụng BIDV 2 tháng đầu năm sụt giảm 2% song BIDV vẫn chưa điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận năm 2020. Mặc dù vậy, ông Tú cho biết, HĐQT sẽ linh hoạt điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận tùy tình hình thực tế.
Dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng. Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, kịch bản lạc quan ban đầu của các ngân hàng là dịch chỉ kéo dài đến hết quý I/2020, song hiện nay, lạc quan nhất là phải kéo dài hết quý II/2020. Nếu dịch bệnh kéo dài đến quý III/2020 hoặc lâu hơn, các ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Tại buổi làm việc với các ngân hàng thương mại ngày hôm qua (24/3), Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các ngân hàng thương mại phải chủ động xây dựng kịch bản phù hợp với hoạt động của từng ngân hàng, đồng thời quán triệt tinh thần chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo Phó Thống đốc, tình hình dịch bệnh chưa biết thời điểm nào kết thúc, mức độ tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế tăng lên theo cấp số nhân, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động. Mục tiêu của NHNN là kiểm soát tốt lạm phát, về điều hành tỷ giá tránh tâm lý yếu tố thị trường, tác động của dịch, thể hiện rõ quan điểm điều hành chủ động, đặc biệt trong việc đưa ra quyết sách.
-
Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
Ngân hàng NCB ưu đãi lớn mừng sinh nhật 29 năm -
Chỉ trong 7 ngày, hơn 1 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng