Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ngân hàng rốt ráo săn tìm mảng bán lẻ
Hà Tâm - 03/07/2017 13:20
 
Theo dự kiến, hôm nay (3/7), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) chính thức công bố thương vụ mua lại mảng bán lẻ của một ngân hàng nước ngoài khác. Ngoài VIB, được biết, 3-4 ngân hàng khác cũng đang săn tìm để mua lại mảng bán lẻ.

Tấp nập kẻ bán, người mua

VIB vừa hoàn tất việc mua lại chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài tại TP.HCM. Danh tính về chi nhánh này dự kiến sẽ được VIB thông báo chính thức vào chiều nay. Trước đó, cũng có thông tin VIB là một trong 5 ngân hàng muốn mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng ANZ. Lãnh đạo ngân hàng này từ chối bình luận về thương vụ này, song khẳng định VIB vẫn tiếp tục kế hoạch mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng khác năm 2017.

Tuy chưa công bố danh tính cụ thể của ngân hàng được mua lại, song ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB cho hay, tiêu chí chọn đối tượng mua lại là chất lượng tài sản tốt và thông tin minh bạch.

.
.

Như vậy, thời gian qua, cùng với sự đổ bộ ồ ạt của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, một số ngân hàng buộc phải rút lui khỏi mảng bán lẻ. Mới đây nhất, ANZ Việt Nam đã chuyển nhượng thành công mảng bán lẻ cho Shinhan Việt Nam.  

Tuy vậy, xét về xu hướng, các ngân hàng nước ngoài vẫn đang rất quan tâm tới thị trường Việt Nam.  Được biết, có 2 ngân hàng nước ngoài cũng đang săn tìm để mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng khác. Trong đó, những ngân hàng còn lại cũng đang ráo riết thực hiện chiến lược đẩy mạnh bán lẻ.

Hiện tại, có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, bao gồm Woori Bank, Public Bank Berhard, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Bank, Hong Leong, CIMB, HSBC. Mới đây, Ngân hàng United Overseas Bank cũng được chấp thuận thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Chưa kể, cả nước còn có hơn 51 chi nhánh và 51 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài đang hoạt động.

Cạnh tranh nội - ngoại ngày càng khốc liệt

Với hơn 93 triệu dân, tiêu dùng đang tăng mạnh, Việt Nam được coi là mảnh đất tiềm năng cho mảng bán lẻ của các ngân hàng. Đây chính là lý do thời gian qua, các ngân hàng đều rầm rộ đặt chiến lược phát triển mạnh mảng bán lẻ.

Bán lẻ đang là mục tiêu của tất cả các ngân hàng nội - ngoại trên thị trường, thế nhưng, đây cũng là cuộc chiến vô cùng khốc liệt.

Trong khối ngân hàng nước ngoài, HSBC và Standard Chartered là hai ngân hàng mở rộng mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Lãnh đạo Standard Chartered từng cho hay, đang có kế hoạch tăng thêm nhân sự mảng bán lẻ tại Việt Nam. HSBC cũng ngày càng am hiểu thị trường nội địa và đang lấy lại đà tăng trưởng mạnh, nhất là ở mảng bán lẻ. Hiện ngân HSBC dẫn đầu khối ngân hàng ngoại về lợi nhuận.

Trong khi đó, vừa hoàn tất thương vụ mua lại mảng bán lẻ của ANZ, Shinhan Bank cũng không giấu giếm tham vọng chiếm lĩnh thị phần bán lẻ tại Việt Nam. Năm ngoái, lợi nhuận ngân hàng này đạt trên 1.000 tỷ đồng, vượt xa nhiều ngân hàng nội địa. Cùng với Shinhan Bank, một ngân hàng đồng hương đến từ Hàn Quốc là “tân binh” Woori cũng lên kế hoạch triển khai hàng loạt sản phẩm bán lẻ ở Việt Nam trong năm 2017.

Ở khối ngân hàng trong nước, bán lẻ cũng được coi là mảng chiến lược cốt lõi mang về doanh thu trong thời gian tới, khi dư địa phát triển mảng bán buôn ngày càng bị co hẹp. Ngay cả những ngân hàng lớn, chủ yếu thiên về bán buôn trước đây như BIDV, VietinBank, Vietcombank… cũng đang chuyển mình mạnh mẽ sang bán lẻ. Ngoài VIB, nhiều ngân hàng nội địa cũng đang tìm hiểu những ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ để mua lại.

Có thể thấy, bán lẻ đang là mục tiêu của tất cả các ngân hàng nội-ngoại trên thị trường, thế nhưng, đây cũng là cuộc chiến vô cùng khốc liệt.

Ví dụ từ ANZ cho thấy, ngân hàng này đã từng rất tham vọng với chiến lược bán lẻ tại Việt Nam, do kỳ vọng về thu nhập người dân đang tăng lên. Tuy vậy, sự cạnh tranh quá gay gắt của các ngân hàng nội địa như: Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, Techcombank... đã khiến thị phần của ANZ không đạt được như mong muốn, cuối cùng phải nhượng lại mảng bán lẻ cho Ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc).

VIB muốn mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng khác
Mua lại mảng bán lẻ của tổ chức tín dụng khác, tăng mạnh vốn điều lệ với tỷ lệ chia cổ tức khủng, “buôn” khoảng dưới 6.000 tỷ đồng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư