-
Lợi nhuận Eximbank tăng 54 % so với năm trước -
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng cao kỷ lục trong tuần cuối năm -
MSB đạt 6.903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2024 -
Vàng tăng tốc ngay tuần cận Tết, giá thế giới gần hơn đỉnh lịch sử -
Lợi nhuận trước thuế Kienlongbank lần đầu tiên vượt mốc 1.100 tỷ đồng -
OCB tăng trưởng tốt hoạt động kinh doanh lõi, lợi nhuận quý IV tăng đột phá
Hầu hết nhà băng đều bắt đầu làm việc trở lại trong sáng 11/2. Trong ảnh: Giao dịch tiền gửi tại Ngân hàng HD Bank. |
Tất bật hút tiền đầu năm...
Nếu trước Tết Nguyên đán, nhu cầu rút tiền chi lương, thưởng cũng như tiêu dùng của doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tăng mạnh, thì sau kỳ nghĩ Tết, không ít khách hàng đem tiền gửi lại ngân hàng.
Một cán bộ chăm sóc khách hàng của Ngân hàng TMCP Bản Việt cho biết, trong ngày ra quân đầu năm Kỷ Hợi (mùng 7 Tết), lượng khách hàng gửi tiết kiệm và trả nợ vay gia tăng, nên nhân viên của Ngân hàng làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí phải làm việc xuyên trưa ngày 11/2 mới đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng.
Hầu hết các nhà băng đều bắt đầu làm việc trở lại trong sáng 11/2 (mùng 7 Tết), nhằm đón dòng tiền gửi sau Tết Nguyên đán, cũng như bắt đầu đẩy mạnh công tác kinh doanh. Trong đó, phải kể đến nhu cầu vay vốn mua nhà và tiêu dùng.
Với ACB, trong ngày xuất quân sau Tết Kỷ Hợi, Ngân hàng đã gia tăng các tiện ích cho người gửi tiền. Theo đó, với mỗi 5 triệu đồng gửi tiết kiệm, khách hàng được cấp mã dự thưởng để tham gia quay số trúng thưởng giải đặc biệt 10 lượng vàng 99,99%.
Tại BIDV, lượng khách hàng đến gửi tiết kiệm trong dịp đầu năm cũng khá đông, song so với các nhà băng quy mô nhỏ, lãi suất tiền gửi BIDV có phần thấp hơn, song bù lại, đây là ngân hàng lớn, nên được nhiều khách hàng lựa chọn.
Tại các kỳ hạn dưới 6 tháng, mức lãi suất của các ngân hàng không có nhiều khác biệt do phải đáp ứng trần lãi suất huy động. Các ngân hàng tư nhân hầu hết đều chào mức lãi suất 5 - 5,4%/năm với kỳ hạn 1 - 5 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng như Vietcombank, BIDV và VietinBank đều chỉ huy động với mức lãi suất 4,5 - 5%/năm. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng ở các ngân hàng lại có dải biến động khá lớn, từ 5,5% đến 8%/năm.
Hiện Viet Capital Bank, SCB… đang chi trả lãi suất cao nhất, với 8 - 8,1%/năm. Sacombank, MB, Techcombank, ACB… áp dụng mức lãi suất ở kỳ hạn này chênh lệch rất lớn: Sacombank là 6,5%/năm, MBBank là 6,3%/năm, Techcombank là 7%/năm, ACB là 6,8%/năm.
Ở kỳ hạn dài từ 1 năm, ngoại trừ một số nhà băng như SCB, Viet Capital Bank có lãi suất trên 8%, thì các ngân hàng còn lại đều niêm yết quanh mức 7%/năm, như VPBank là 7,05%/năm, MB là 7,2%/năm.
Cho mục tiêu tham vọng
Cho dù mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 chỉ khoảng 13%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% xuống còn 40%, vốn vay dành cho lĩnh vực bất động sản khó tránh khỏi bị siết chặt, song với việc cạnh tranh huy động, tăng thanh khoản luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Lãnh đạo một ngân hàng cho rằng, thông thường, nhu cầu về tín dụng sẽ bắt đầu gia tăng trong tháng cuối của quý I và tăng mạnh kể từ quý II. Vì thế, ngay từ thời điểm này, các nhà băng đã phải cạnh tranh huy động, tăng thanh khoản để chuẩn bị tốt nguồn cung đáp ứng cầu tăng.
Sở dĩ các nhà băng sớm chạy đua huy động, tăng cung và bắt đầu đẩy mạnh vốn ra thị trường vì mục tiêu kinh doanh được đưa ra đầu tham vọng trong năm nay. Chẳng hạn, tại Nam A Bank, ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc ngân hàng này cho biết, mục tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến cho năm 2019 ở mức 1.000 tỷ đồng so với con số đạt được năm rồi là gần 750 tỷ đồng sẽ là áp lực không nhỏ cho Nam A Bank. Để có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận trên, Nam A Bank đã chuẩn bị ngay từ đầu năm, cả với huy động tiết kiệm và cho vay ra nền kinh tế. Trong đó, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng xanh, với lãi vay ưu đãi chỉ ở mức 7%/năm.
Tổng giám đốc ACB, ông Đỗ Minh Toàn cho hay, mục tiêu lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng năm nay dự kiến tăng 20 - 25% so với năm ngoái. Năm 2018, ACB đạt gần 6.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với mục tiêu ban đầu chỉ ở mức 5.399 tỷ đồng. Với mục tiêu lợi nhuận tham vọng năm nay, ACB đang tập trung vào mảng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Để có thể hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2019, theo giới phân tích tài chính, cách tốt nhất là ngân hàng phải cạnh tranh huy động được nguồn vốn giá rẻ. Không chỉ đầu vào, mà đầu ra của nguồn vốn cũng được cho là khó hơn so với năm qua. Chính vì thế, TS. Trần Du Lịch, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, các nhà băng cần giảm dần phụ thuộc vào tín dụng, gia tăng nguồn thu ngoài lãi từ mảng dịch vụ.
Tại VIB, lãi suất huy động cao nhất là 7,9%/năm cho kỳ hạn 18 tháng, nhưng phải trên 100 triệu đồng và bằng hình thức tiết kiệm trực tuyến. Hay tại ACB, lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 18 tháng là 7,5%/năm, song chỉ áp dụng cho món tiền trên 10 tỷ đồng ở ngoài khu vực TP.HCM.
-
Vàng tăng tốc ngay tuần cận Tết, giá thế giới gần hơn đỉnh lịch sử -
Lợi nhuận trước thuế Kienlongbank lần đầu tiên vượt mốc 1.100 tỷ đồng -
OCB tăng trưởng tốt hoạt động kinh doanh lõi, lợi nhuận quý IV tăng đột phá -
SHB: Lãi trước thuế tăng 25%, đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm -
Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank lãi vượt 16.700 tỷ đồng -
Vàng sắp tái lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, USD lùi về mức thấp nhất kể từ đầu năm -
Mở NCB iziMobile lì xì online, nhận quà lấy hên ngày Tết
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết