-
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình
Vinacas đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm là 450 nghìn tấn nhân điều các loại với trị giá xuất khẩu 3,2 tỷ USD (6 tháng đầu năm đã đạt 51,65% kế hoạch đề ra) |
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt điều đạt 223.000 tấn và 1,47 tỷ USD, tăng 14,4% về khối lượng nhưng giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) thông tin thêm, trong số 3 thị trường xuất khẩu nhân điều trọng điểm của Việt Nam (gồm Mỹ, châu Âu, Trung Quốc), chỉ có Trung Quốc tiêu thụ giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2019, còn lại Mỹ, châu Âu thanh khoản duy trì ở mức tốt.
"Nhìn vào những con số có thể thấy xuất khẩu 6 tháng đầu năm là khả quan khi tăng về lượng nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, con số này chưa phản ánh đúng thực tế thị trường. Lượng hàng xuất khẩu không có thị trường đích (hàng đưa vào kho ngoại quan chờ xuất) còn rất cao”, Vinacas đánh giá.
Ngoài ra, một nghịch lý vẫn diễn ra như mọi năm, đó chính là ở một số thời điểm, cùng một mã hàng, giá điều nhân mua bán nội địa cao hơn từ 15-20% so với giá xuất khẩu. Điều này đã làm cho tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp thuần thương mại xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn.
Vinacas nêu rõ, nhu cầu tiêu dùng nhân điều toàn cầu từ nay đến cuối năm 2020 vẫn là dấu hỏi lớn, bởi hạt điều không phải là sản phẩm thiết yếu, không thể thay thế. Thực tế, tiêu thụ điều trong nhà hàng, các cơ sở lưu trú, khách sạn, du lịch giảm do giãn cách xã hội bởi đại dịch Covid-19...
Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Vinacas nhận định, Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu điều và tiêu thụ nội địa. Theo ông, xuất khẩu điều nhân của Việt Nam trong năm 2020 chắc chắn sẽ giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch.
“Kế hoạch 4 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2020 của ngành điều Việt Nam phải điều chỉnh giảm”, ông Công cho hay.
Do đó, Vinacas đưa ra dự báo 2 kịch bản có thể xảy ra trong 6 tháng cuối năm theo chiều hướng trái ngược. Kịch bản tốt là đại dịch Covid-19 bị ngăn chặn, thế giới phát minh ra vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh. Chuỗi cung ứng toàn cầu bình thường trở lại. Nhu cầu thị trường Trung Quốc bình thường trở lại.
Xu hướng tiêu dùng sản phẩm có nguồn gốc thực vật tiếp tục gia tăng trong và sau mùa dịch tại thị trường Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, 3 mùa vụ lớn trên thế giới đã kết thúc, lượng hàng dự trữ được điều tiết và bán ra thị trường ở mức ổn định và giá cả hợp lý, giao dịch ổn định, mặt bằng giá nguyên liệu mới được thiết lập…
Kịch bản xấu là mọi thứ không hề tốt. Làn sóng Covid-19 lần thứ 2 có thể xảy ra, dẫn đến những tác động tiêu cực và bất khả kháng không thể lường trước được. Chuỗi cung ứng điều toàn cầu tiếp tục bị phân mảnh.
Nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc tiếp tục ảm đạm, đặc biệt ở giai đoạn cao điểm cuối năm. Nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa Ấn Độ tiếp tục bị ảnh hưởng, đặc biệt trong giai đoạn diễn ra những lễ hội quan trọng, mùa cưới, mùa đông,...
Bên cạnh đó, tình trạng nguyên liệu cập cảng xếp đầy trong các kho ngoại quan tại Việt Nam và Ấn Độ có thể xảy ra do thanh khoản thấp, không người mua nào có khả năng mua đầu cơ trong dài hạn,...
Ngoài ra, Chính phủ Bờ Biển Ngà thay đổi chính sách và cho phép “xả hàng” ở giai đoạn nhạy cảm, có thể làm giá điều giảm sâu và nhiều doanh nghiệp có thể thua lỗ. Bên cạnh đó, công suất chế biến tiếp tục tăng trong khi thanh khoản trên thị trường điều nhân thấp cũng là sức ép để giảm giá, điều này sẽ không có lợi cho toàn ngành.
Đến thời điểm hiện tại, Vinacas đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm là 450 nghìn tấn nhân điều các loại với trị giá xuất khẩu 3,2 tỷ USD (6 tháng đầu năm đã đạt 51,65% kế hoạch đề ra). Trong khi đó, cuối năm 2019 khi đề ra mục tiêu xuất khẩu năm 2020, con số được ngành điều hướng tới là 4 tỷ USD.
-
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng -
Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ: Vạn con tim cùng chung nhịp đập -
Samsung - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam: Cùng Việt Nam vươn mình -
Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp -
Xuất khẩu sang Canada tăng trưởng ấn tượng -
Việt Nam chi 25,8 tỷ USD nhập khẩu dầu thô, khí đốt hóa lỏng, than đá -
Vietnam Airlines ước đạt lợi nhuận 7.267,4 tỷ đồng cả năm 2024
-
1 Chứng khoán 2025: “Tiền hung hậu cát’, động lực đột phá đến từ nâng hạng thị trường -
2 Đổi mới sáng tạo đưa đất nước tiến nhanh cùng thế giới -
3 Đi tìm bệ phóng cho khát vọng vươn mình của dân tộc -
4 Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành -
5 Con đường duy nhất để vươn mình vĩ đại trong kỷ nguyên mới
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết