
-
Sun World hợp tác chiến lược với 3 “ông lớn” về công nghệ và du lịch
-
Bộ Công thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thép vào Nam Phi
-
TP.HCM thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của 29 doanh nghiệp
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 19/2/2025
-
Vinapharm đạt nhiều kết quả tích cực -
Bitexco Power muốn đầu tư dự án nhà máy điện gió đầu tiên của Thái Nguyên
Ông Trần Lam Sơn, nhà sáng lập Công ty Thiên Minh Furniture cho hay, sau khi tăng trưởng nhảy vọt hồi năm 2022, ngành gỗ rơi vào tình trạng “mùa nước ròng”, “khát” đơn hàng trầm trọng do suy giảm kinh tế ở nhiều khu vực, hàng tồn kho nhiều và cước vận tải biển tăng cao. Có thời điểm lượng đơn hàng giảm 40-60%, nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm quan sát thị trường nhiều năm, các doanh nghiệp, hiệp hội nhận thấy quy mô của ngành hàng này không nhỏ lại, mà sẽ ngày càng phát triển. Do đó, về phía Thiên Minh Furniture, doanh nghiệp đã nỗ lực tìm cách thích ứng, giữ chân người lao động để đón thời cơ thị trường tăng trưởng trở lại.
Theo ông Trần Lam Sơn, từ giữa quý IV/2024 đến nay, đơn đặt hàng đã đổ về ồ ạt, hai thị trường lớn là EU và Mỹ tăng đều. Đến nay, khách hàng yêu cầu giao nhanh nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao trong mùa mua sắm xuân - hè 2025, nên doanh nghiệp phải liên tục tăng công suất để kịp tiến độ.
Hiện các doanh nghiệp trong ngành đã quen với nhịp độ, xu hướng mua hàng của khách trong vài năm gần đây là chia nhỏ đơn, đặt theo tiến độ bán hàng. Nhờ ứng dụng chuyển đổi số, đổi mới công nghệ, nhiều đơn vị có khả năng sản xuất và giao hàng trong thời gian ngắn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
Chưa kể, một số doanh nghiệp đã làm tốt việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân (B2C) thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Ông Lai Trí Mộc, Tổng giám đốc Công ty Vietnam Housewares cho hay, cơ hội cho xuất khẩu sản phẩm gỗ nói chung và ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng trong giai đoạn tới là khá lớn. Đặc biệt, các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển nhanh chóng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt giao thương bằng hình thức B2C với người tiêu dùng cuối trên toàn cầu.
Với đặc thù về nguyên liệu và kích thước, chi phí vận chuyển thường chiếm một phần lớn trong giá thành đồ gỗ và nội thất. Vì vậy, gần đây các hiệp hội trong ngành đã tập hợp doanh nghiệp xuất khẩu, thống kê sản lượng từng thị trường, đàm phán cước vận chuyển với hãng tàu để có giá tốt nhất, tăng khả năng cạnh tranh cho đồ gỗ và nội thất Việt.
“Nếu không có biến động bất ngờ, ngành gỗ và nội thất hoàn toàn có thể đạt tăng trưởng xuất khẩu ở mức 20%, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã đặt mục tiêu tăng trưởng 20 - 30%”, ông Sơn chia sẻ.
Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2025 được dự báo tích cực, với mục tiêu xuất khẩu đạt gần 18 tỷ USD.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của ngành gỗ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn, chính sách thương mại và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.
Để đạt được kết quả con số xuất khẩu gần 18 tỷ USD, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho rằng, công tác xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ, xúc tiến thương mại nhiều hơn trong thời gian tới.
Ngành gỗ đang tích cực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để đáp ứng quy định của các thị trường lớn như EU, Mỹ… Do đó, ở tầm quốc gia, ông Ngô Sỹ Hoài mong muốn Bộ Công thương phát đi thông điệp “ngành gỗ Việt nói không với gỗ bất hợp pháp” với thị trường thế giới để tăng khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, trước thông tin tích cực là EU đã dời thời hạn thực thi EUDR (Quy định chống phá rừng của EU) tới ngày 30/12/2025 cho doanh nghiệp lớn và ngày 30/6/2026 cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, nhờ vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm bớt áp lực.
Theo ông Tô Việt Châu, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngành nông - lâm nghiệp có thêm thời gian điều chỉnh chiến lược và chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cần tận dụng khoảng thời gian này để tối ưu hóa chi phí, đầu tư công nghệ và chuyển đổi số nhằm tăng năng suất và cạnh tranh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng lưu ý doanh nghiệp cần chuẩn bị cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn về giảm phát thải nhà kính của Mỹ và EU từ năm 2027.
“Việc gia tăng hàm lượng sáng tạo, thiết kế và thương hiệu cũng rất quan trọng để nâng cao giá trị sản phẩm và giảm phụ thuộc vào thị trường chủ lực. Cùng với đó, doanh nghiệp cần chủ động phát triển nguồn nguyên liệu bền vững và có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường mới”, ông Châu khuyến cáo.

-
Vinapharm đạt nhiều kết quả tích cực -
AUX “đặt chân thỏ” vào thị trường máy điều hòa Việt Nam -
Bitexco Power muốn đầu tư dự án nhà máy điện gió đầu tiên của Thái Nguyên -
Ngành thực phẩm, đồ uống Việt tăng chi đầu tư máy móc, thiết bị -
Sức ép từ chính sách thuế của Mỹ lên thép và nhôm nhập khẩu: Cần thêm thời gian để đo lường -
Thống nhất phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC -
GELEX ra mắt website mới
-
Techcombank tiếp tục nâng tầm hợp tác cùng WinCommerce gia tăng trải nghiệm và giá trị cho khách hàng
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025
-
Techcombank tiếp tục hành trình xây dựng nền tảng tài chính sớm cho thế hệ tiếp nối vượt trội
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
Bắc Ninh - Điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư bất động sản phía Bắc