-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
TIN LIÊN QUAN | |
Nước đến chân… phải nhảy | |
ASEAN sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu cho Hitachi | |
FPT lọt vào danh sách ASEAN 100 | |
AEC trở thành tâm điểm của ASEAN |
Đối thoại trực tuyến “Hóa giải thách thức từ Cộng đồng kinh tế ASEAN” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 22/1/2015. Ảnh: Hà Quang |
Trả lời về những việc Việt Nam đã làm được cho việc chuẩn bị gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, đó là một dấu mốc, còn việc hội nhập, chúng ta đã có sự chuẩn bị, thực hành từng bước ngay từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986).
Đến thời điểm này, chúng ta đã có những bước hội nhập vô cùng quan trọng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều quan trọng nhất là chúng ta đã xây dựng được một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đổi mới mô hình tăng trưởng; tái cơ cấu nền kinh tế; thực hiện 3 đột phá chiến lược.
Từ đó, chúng ta đã xây dựng được 1 hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường; tiếp cận rất gần với nền kinh tế thị trường phát triển. Nếu so sánh, thậm chí chúng ta còn có sự hoàn thiện hơn 1 số nước trong khu vực.
“Chúng ta cũng đã xây dựng được 1 nền kinh tế tương đối vững, trải qua nhiều khó khăn, thử thách trong thời gian qua. Đến nay, chúng ta có 1 hệ thống doanh nghiệp đông đảo, sản xuất được những sản đa dạng và có sức cạnh tranh. Trong kỳ rà soát tháng 10/2014, Việt Nam và Singapore là 2 nước có sự nỗ lực nhất trong hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chúng ta hoàn thành khoảng 90% số lượng các công việc cần phải thực hiện tức là 9 điểm, trong khi trung bình các nước là 82,1% tức là 8,2 điểm”, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nói.
Tuy nhiên, khi trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, về mức độ chuẩn bị của Việt Nam khi hướng tới Cộng đồng ASEAN, nếu đưa thang điểm 10 thì việc chuẩn bị ở tầm vĩ mô đạt điểm trên 5 còn chuẩn bị từ phía doanh nghiệp là dưới 5.
GS.TS Nguyễn Hồng Sơn phân tích, thời gian gần đây, quan điểm hội nhập của chúng ta có sự chuyển biến tích cực: Từ việc kéo dài cam kết đến mức lâu nhất có thể và lộ trình hội nhập dài nhất có thể thì đến nay chúng ta chủ động rút ngắn lộ trình hội nhập và đẩy mạnh thực hiện các cam kết; Giúp doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đầu tư, tiếp cận thị trường. Ngành Hải quan đã tích cực cho việc thông qua từ thủ công đến bán thủ công và đến nay là tự động.
| ||||
Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa đồng bộ. Nhiều địa phương chưa sẵn sàng, chưa có kế hoạch hành động cho việc Hội nhập Cộng đồng AEC năm 2015. Về sự chuẩn bị của các doanh nghiêp. Những doanh nghiệp lớn tích cực chuẩn bị nhưng có đến 60% số doanh nghiệp được hỏi không hiểu biết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Theo GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, thách thức lớn nhất là cạnh tranh toàn diện, không chỉ trên thị trường nước ngoài mà ngay tại thị trường trong nước; không chỉ các doanh nghiệp đến từ các nước ASEAN mà còn đến từ các nước ASEAN+ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
“Việt Nam phải cạnh tranh không chỉ về hàng hóa mà còn về dịch vụ, đầu tư, sự di chuyển của nguồn lao động có kỹ năng. Hàng hóa, dịch vụ của nhiều nước ASEAN cao hơn Việt Nam, tương đồng với sản phẩm của Việt Nam. Các nước ASEAN và ASEAN+ có bề dày kinh tế thị trường, chuẩn bị tốt hơn, sẵn sàng, chủ động hơn; trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang phải nỗ lực để vượt qua những thách thức do những bất ổn trong kinh tế vĩ mô những năm vừa qua”, ông Sơn nói.
Đánh giá như thế nào về sự chuẩn bị của doanh nghiệp với việc hội nhập, ông Lê Vĩnh Sơn – Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội cho biết, khi thực hiện khảo sát ở doanh nghiệp, ông nhận ra các doanh nghiệp Việt Nam những năm qua đã không đầu tư, trang bị kiến thức hội nhập như thế nào nên hiện nay khá bị động. 80% các doanh nghiệp nhỏ và vừa thờ ơ, không qua tâm đến việc hội nhập đã đến rất gần, cơ hội là có nhưng thách thức cũng rất lớn. Nhiều doanh nghiệp không biết cái gì đang đợi họ.
“Chúng tôi dự đoán những doanh nghiệp bị tổn thương nhiều nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng”, ông Lê Vĩnh Sơn cho biết.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một bộ phận của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009 – 2015 với 4 thành tố chính bao gồm: Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh; Phát triển kinh tế đồng đều; Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN dự kiến được thành lập vào năm 2015 với mục tiêu hướng tới tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, gắn với thúc đẩy tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động.
Quang Hưng
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"