Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Ngành sản xuất lúa gạo loay hoay ở vạch xuất phát
Phú Khởi - 12/12/2014 13:32
 
Tại hội thảo “tương lai cho ngành lúa gạo” vừa diễn ra tại TP.Cần Thơ, các nhà quản lý, nhà khoa học thẳng thắn nhìn nhận ngành sản xuất lúa gạo hàng hóa xuất khẩu hiện chỉ đang còn loay hoay ở vạch xuất phát.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế tại ĐBSCL
850.000 ha rau, chỉ có 2.000 ha rau sạch VietGap
Ra mắt liên doanh máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam

Trong đó, đáng chú ý là thiếu cơ chế chính sách để phát triển 3 hệ thống nền tảng là: chính sách phát triển giống lúa, chính sách áp dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông và chính sách dịch vụ kỹ thuật hậu cần cho ngành lúa gạo.

  Hội thảo tương lai cho ngành lúa gạo Việt Nam  
  Hội thảo “Tương lai cho ngành lúa gạo Việt Nam”  

Do vậy mà thời gian qua, diện tích canh tác giống lúa xác nhận đạt chất lượng chỉ 35%, chưa xây dựng được hình ảnh thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, tỷ lệ sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất, bảo quản sau thu hoạch còn thấy, dịch vụ hậu cầu kho bãi, chế biến bảo quản chưa đáp ứng yêu cầu.

93 % lúa hàng hóa được thương lái thu gom theo cách đổ phối trộn lẫn nhiều giống làm cho chất lượng gạo không đồng nhất, giá bán thấp…

Theo đại diện của Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood 2), hướng đi duy nhất cho ngành lúa gạo trong tương lai là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải chủ động liên kết với nông dân tổ chức vùng nguyên liệu cho riêng mình. Chỉ có đầu tư từ ban đầu như trồng giống gì, kỹ thuật ra sau, sản lượng bao nhiêu…và doanh nghiệp phải chuyển từ mua gạo nguyên liệu về chế biến sang mua lúa từ các cánh đồng liên kết thì mới quản lý được chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, khi đó mới có thể xây dựng thương hiệu cho riêng sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Để thực thi kế hoạch này, trong năm 2015 Vinafood 2 sẽ liên kết nông dân phát triển vùng nguyên liệu lên 50.000 ha và đến năm 2020 nâng lên 800.000 ha, chiếm 20% diện tích gieo trồng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo PGS-TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt, nghịch lý hiện nay là kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm không thể bù đấp được kim ngạch nhập nguyên liệu như ngô, đậu tương… để chế biến thức ăn gia súc. Mặt khác trong sản xuất nông nghiệp hiện nay chúng ta chưa thật sự quan tấm đến các phụ phẩm như cám, trấu, rơm rạ… Chỉ riêng lượng rơm rạ hơn 17 triệu tấn/năm cũng đã mang lại nguồn thu hàng tỷ USD nếu chúng ta biết khai thác hợp lý và đúng mức.

Tái cơ cấu nông nghiệp để hút FDI Tái cơ cấu nông nghiệp để hút FDI

Nhiều tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, nhất là tại các tỉnh đang quyết tâm tái cơ cấu nông nghiệp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư