
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp
-
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
![]() |
Xuất khẩu toàn ngành thép trong năm 2017 thu về 3,64 tỷ USD, nhưng chi nhập khẩu thép vẫn rất lớn, vượt 10 tỷ USD. |
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép các loại cả năm 2017 đạt hơn 22 triệu tấn, tăng 23,5% so với năm 2016. Bán hàng sản phẩm thép các loại năm 2017 đạt 18,9 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016.
Đặc biệt, sản lượng tôn mạ và màu, ống thép và thép xây dựng tăng trưởng mạnh nhất. Theo đó, sản lượng tôn mạ và tôn phủ màu trong năm 2017 của toàn ngành đạt 4,5 triệu tấn, tăng 33,6% so với năm 2016. Bán hàng đạt 3,6 triệu tấn, tăng 22,1%.
Sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tăng lần lượt 14,6% và 13,8% đạt 9,9 triệu tấn và 9,8 triệu tấn.
Năm qua, mảng xuất khẩu cũng là điếm sáng của ngành thép , với sản lượng xuất khẩu 5,5 triệu tấn, tăng 28,5% so với năm 2016, đem về 3,6 tỷ USD, tăng 45,4%.
7 thị trường xuất khẩu chính của ngành thép trong năm qua, gồm: các nước trong khối ASEAN (59,3%), Hoa Kỳ (11,1%), Liên minh Châu Âu (9,0%), Hàn Quốc (5,8%), Ấn Độ (3,4%), Đài Loan (2,25%), Australia (1,88%).
Tuy xuất khẩu tăng cả về sản lượng và giá trị nhưng các vụ điều tra phòng vệ thương mại vẫn tiếp tục là thách thức lớn mà ngành thép Việt tiếp tục phải đối mặt.
Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam phải đối mặt với 124 vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, trong đó có 30 vụ liên quan đến ngành thép, và nhiều vụ còn đang kéo sang năm 2018.
Trong năm 2017, Việt Nam đã áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại tương đối hiệu quả. Sang năm 2018, Việt Nam vẫn phải tiếp tục sử dụng các biện pháp này nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Giá trị xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2016, nhưng chi ngoại tệ nhập khẩu thép nguyên liệu và thép thành phẩm cũng cao gấp 3 lần xuất khẩu, dẫu sản lượng thép nhập về đã giảm hơn 14%.
Cụ thể, nhập khẩu nguyên liệu thép và sản phẩm thép năm 2017 ước đạt 19,918 triệu tấn, giảm 14,2% so với năm 2016. Kim ngạch ước đạt 10,056 tỷ USD, tăng 13,2%.
Trong đó, thép thành phẩm nhập khẩu năm 2017 đạt 14,985 triệu tấn, giảm 14,5% so với năm 2016. Kim ngạch đạt 9,013 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là nước đứng đầu xuất khẩu thép vào nước ta với 46,5%, kế đến là Nhật Bản 15,2%, Hàn Quốc là 11,4%....
VSA dự báo toàn ngành thép năm 2018 sẽ tăng trưởng sản xuất khoảng 20 -22% so với năm 2017. Trong đó, thép xây dựng tăng 10%, thép cuộn cán nóng 154%, thép lá cuộc cán nguội 5%, thép ống hàn 15%, tôn mạ vàng và sơn phủ màu 12%

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD -
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh -
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh