
-
CT Group khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt làm chủ công nghệ
-
Sẵn sàng cho Đại lễ 30/4: MobiFone đảm bảo phục vụ hàng triệu khách hàng
-
Hàng triệu lượt tìm kiếm thông tin về "concert quốc gia"
-
CMC nhắm đích 250 triệu USD tại thị trường Nhật Bản
-
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G -
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân
![]() |
Những trào lưu nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng được lan truyền trên TikTok, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ. Ảnh: Bộ TT&TT |
Ngày 5/5, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo thường kỳ cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, của ngành Thông tin và Truyền thông trong tháng 4/2023 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới.
Tại cuộc họp báo, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, để triển khai kế hoạch kiểm tra toàn bộ hoạt động của Tiktok Việt Nam, Bộ đã gửi công văn cho các bộ ngành có liên quan nhằm cử người tham gia đoàn công tác.
“Danh sách thành viên của đoàn kiểm tra đã tập hợp gần đầy đủ. Dự kiến việc kiểm tra hoạt động của Tiktok sẽ được tiến hành từ ngày 15/5 đến hết tháng 5/2023”, ông Tự Do nói.
Bộ sẽ đánh giá toàn diện về tác động, ảnh hưởng của TikTok đối với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Sau khi kiểm tra toàn diện cùng với bộ, ban, ngành sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể. Sau khi kiểm tra toàn diện cùng với bộ, ban, ngành sẽ đưa ra những đánh giá cụ thể.
Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có đông người sử dụng TikTok nhất thế giới. Số liệu của DataReportal cho thấy, tính đến tháng 2, có khoảng 49,9 triệu người sử dụng TikTok tại Việt Nam.
Trước đó, trong Báo cáo thực thi tiêu chuẩn cộng đồng quý 4/2022 do TikTok công bố, nền tảng này cam kết ưu tiên gỡ bỏ nhanh nhất các nội dung có tính nghiêm trọng cao như lạm dụng tình dục trẻ em và chủ nghĩa bạo lực cực đoan. TikTok cam kết giảm thiểu tổng lượt xem các nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, đồng thời, đảm bảo tính chính xác, thống nhất và công bằng cho các nhà sáng tạo nội dung
Trước đó, vào tháng 4/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam. Các vi phạm này bao gồm việc TikTok chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước, tin giả, nội dung nhảm nhí, độc hại, gây nguy hiểm với trẻ em. TikTok dùng thuật toán phân phối tự động để tạo xu hướng và phát tán nội dung câu view, bất chấp sự phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
Bên cạnh đó, TikTok cũng đã mở thêm mảng thương mại điện tử, dẫn đến vi phạm thứ ba là nền tảng không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
Với người làm nội dung, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá nền tảng chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, Tiktok cũng để nội dung vi phạm bản quyền xuất hiện tràn lan và bị đánh giá không có biện pháp quản lý, để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân để tung tin giả, bôi nhọ, xúc phạm người khác.

-
Hàng triệu lượt tìm kiếm thông tin về "concert quốc gia" -
CMC nhắm đích 250 triệu USD tại thị trường Nhật Bản -
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G -
Apple cảnh báo người dùng iPhone tránh xa ứng dụng này -
Hoàn thiện pháp luật về dữ liệu cá nhân -
Ứng dụng thiết bị đo lường và phân tích tâm lý con người -
Yêu cầu doanh nghiệp không để nghẽn mạng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025