
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
BAF Việt Nam vừa báo cáo ngày trở thành cổ đông lớn, nắm trên 5% vốn của Sibaholdings.
Cụ thể, ngày 4/1/2022, Sibaholdings mua 15,99 triệu cổ phiếu BAF và nâng tỷ lệ sở hữu BAF Việt Nam từ 0 lên 20,50% vốn.
Tạm tính theo thị giá trung bình ngày 4/1, nhà đầu tư này chi hơn 641,5 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn.
Khối lượng giao dịch phiên đầu năm 2022 của BAF tăng đột biến khi đạt hơn 17,4 triệu đơn vị và xô đổ mọi kỷ lục từ khi cổ phiếu này được niêm yết.
Trước giao dịch, Sibaholdings không sở hữu cổ phần BAF. Cá nhân ông Nguyễn Văn Phú, Tổng giám đốc Sibaholdings nắm 0,08% vốn BAF Việt Nam còn ông Trương Đức Nam, kế toán trưởng Sibaholdings nắm 0,03% vốn.
Như vậy, tổng số lượng cổ phiếu Sibaholdings và người có liên quan đang nắm tại BAF Việt Nam là hơn 16 triệu cổ phiếu, tương đương 20,61% vốn điều lệ.
Về Sibaholdings, công ty này được thành lập từ tháng 10/2021 và có trụ sở chính tại toà nhà Diamond Flower (Hà Nội).
Ngành, nghề kinh doanh chính của Sibaholdings là tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật.
Người đại diện công ty này là ông Trương Sỹ Bá. Đây cũng chính là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Long Group- doanh nghiệp sở hữu thương hiệu gạo A An.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên trên HoSE hôm 3/12/2021, BAF ở mức 24.000 đồng.
Giá cổ phiếu này tăng dần đều cùng mức tăng kịch trần trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022, lên 43.950 đồng/cp.
Chưa dừng lại ở đó, suốt phiên giao dịch hôm nay (5/1/2022), BAF tiếp tục “tím rịm” với 47.000 đồng/cp.
![]() |
Diễn biến giá cổ phiếu BAF từ hôm lên sàn (3/12/2021) đến nay (Nguồn: TV). |
Trước đó, vào cuối năm 2021, BAF Việt Nam thông qua phương án phát hành cũng như phương thức sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán 6 triệu trái phiếu, với giá 100.000 đồng/trái phiếu.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.
Trái phiếu được chào bán dưới hình thức bút toán ghi sổ, thông qua đại lý phát hành (Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình) và trả lãi suất cố định 10,5%/năm.
Đợt chào bán trái phiếu đầu tiên của doanh nghiệp này sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2022 và phần còn lại (khoảng 3 triệu trái phiếu) sẽ chào bán trong nửa cuối năm 2022.
BAF Việt Nam sẽ dùng nguồn vốn thu được từ đợt chào bán để thanh toán công nợ, trả phí thuê trang trại, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,…
Theo kế hoạch, công ty này đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu năm 2022 là 3.502 tỷ đồng và lãi trước thuế 855,3 tỷ đồng. Đến năm 2025, các chỉ tiêu vừa nêu lần lượt được kỳ vọng đạt 25.788 tỷ đồng và 4.455 tỷ đồng.

-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower