
-
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ cải thiện trong tháng 5
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
Động thái mới nhất ngay sau khi ông Donald Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để trở thành Tổng thống thứ 47 của nước này, khá bất ngờ lại liên quan đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Tại cuộc họp ngày 7/11, ngay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ về 4,5-4,75%, tức hạ 25 điểm cơ bản (0,25%). Mức này bằng một nửa so với đợt điều chỉnh hồi tháng 9 (0,5%).
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc Fed nhận định, "hoạt động kinh tế tăng trưởng với tốc độ ổn định". Fed cũng nhận định thị trường việc làm tại Mỹ đã bớt thắt chặt và lạm phát đang hướng về mục tiêu 2%. Rủi ro với thị trường việc làm và lạm phát được Fed đánh giá "gần như ngang nhau". Đây cũng là nhận định được đưa ra cách đây 2 tháng, cho thấy diễn biến của thị trường việc làm và lạm phát ở Mỹ trong thời gian qua không có những bất ngờ nào quá lớn.
Trong khi đó, giá vàng thế giới giao ngay tăng trở lại, tại 2.693 USD trong phiên 7/11. Mức này cao hơn giá đóng cửa phiên trước gần 35 USD một ounce.
Theo các chuyên gia kinh tế quốc tế, việcc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống có thể tác động đến kế hoạch điều chỉnh lãi suất của cơ quan này trong thời gian tới, do các chính sách nâng thuế nhập khẩu và giảm thuế trong nước của Trump được dự báo kéo lạm phát tăng trở lại.
Năm 2024, Fed còn một cuộc họp nữa vào tháng 12. Thị trường hiện vẫn kỳ vọng cơ quan này tiếp tục giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản.
Khi lãi suất thấp, chi phí đi vay rẻ hơn, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án mới hoặc tuyển thêm nhân viên. Tương tự, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn do gửi tiết kiệm kém hấp dẫn.
Dù vậy, các nhà kinh tế học cho rằng phải mất ít nhất một năm, tác động từ việc điều chỉnh này mới rõ rệt trong nền kinh tế. Điều này lý giải vì sao lãi suất tại Mỹ tăng từ đầu 2022, nhưng một năm sau lạm phát mới bắt đầu hạ nhiệt.
Gần một năm rưỡi qua, Fed đã nâng lãi suất 11 lần để ghìm lạm phát.

-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025