-
Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội -
TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD -
Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức -
Quảng Trị đốc thúc tiến độ và khối lượng giải ngân đầu tư công giai đoạn cuối năm
Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2190/QĐ - TTg/2009, cảng Đông Hồi được xác định là bến cảng chuyên dùng, đã được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết. Phạm vi quy hoạch khu bến cảng có tổng diện tích 1.096,7 ha (bao gồm cả phần diện tích xây dựng trên đất liền và diện tích xây dựng trên mặt nước), với tổng kinh phí dự toán giai đoạn 2009 - 2015 là 10.574 tỷ đồng, giai đoạn đến năm 2020 là 16.555 tỷ đồng, trong đó có hạng mục đê chắn sóng và luồng tàu.
Dây chuyền mạ NOF công suất thiết kế 400.000 tấn/năm của Nhà máy Hoa Sen Nghệ An tại Khu công nghiệp Đông Hồi. |
Cảng Đông Hồi nằm trong quy hoạch nhóm cảng số 2, nằm giữa tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, thuộc Khu công nghiệp Đông Hồi (thị xã Hoàng Mai). Khu bến cảng Đông Hồi được chia thành 4 phân khu chức năng: bến cảng nhà máy nhiệt điện, bến cảng nhà máy thép, bến cảng xi măng và vật liệu xây dựng, các khu chức năng tổng hợp. Trong đó, bến cảng xi măng có kinh phí xây dựng lớn nhất, với gần 8.000 tỷ đồng.
Chức năng, nhiệm vụ chính của cảng Đông Hồi là phục vụ nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép và vật liệu xây dựng trong Khu công nghiệp Đông Hồi và vùng lân cận. Dự án chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự huy động của chủ đầu tư Khu công nghiệp Đông Hồi, vốn huy động của các cơ quan, doanh nghiệp tham gia đầu tư, hoạt động tại Khu công nghiệp, cùng các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Hiện tại, đã có các nhà đầu tư vào nghiên cứu xây dựng các bến cảng phục vụ các nhà máy tại khu bến cảng như Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (4 bến), Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (10 bến), Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (1 bến)... Tuy nhiên, các dự án ở đây đang gặp khó khăn trong việc triển khai đầu tư xây dựng, do chưa có nhà đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung cho cả khu bến cảng Đông Hồi.
Những năm qua, việc đầu tư xây dựng các hạng mục quan trọng trên gặp khó khăn do dự án đê chắn sóng và luồng vào cảng Đông Hồi không nằm trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014.
Do đó, vấn đề bố trí nguồn vốn luôn gặp bế tắc, trong khi các hạng mục này đòi hỏi kinh phí rất lớn, nên khó kêu gọi các nhà đầu tư. Được biết, Dự án đê chắn sóng và dự án nạo vét luồng tàu cảng Đông Hồi, Hoàng Mai có tổng mức đầu tư 6.453 tỷ đồng, trong đó dự án đê chắn sóng có tổng mức đầu tư 2.295 tỷ đồng.
Nghệ An đang tích cực xúc tiến thu hút Tập đoàn Mitsubishi đầu tư dự án nhà máy sản xuất ô tô tại Khu công nghiệp Đông Hồi có quy mô trước mắt là 50.000 chiếc/năm. Phía nhà đầu tư cũng đề nghị địa phương đầu tư cảng để phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trước tình hình này, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam tiếp tục tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP (cả trong và ngoài nước), nhưng đến nay, vẫn chưa có nhà đầu tư nào đăng ký thực hiện.
Mới đây, Nghệ An đã gửi văn bản đề nghị Chính phủ cho chuyển đổi chức năng cảng Đông Hồi từ cảng chuyên dùng sang cảng tổng hợp, nhằm phục vụ nhiều nhà máy khác như Nhà máy Tôn Hoa Sen, Nhà máy Sữa TH, Nhà máy Nước hoa quả Núi Tiên, Nhà máy Gỗ MDF Anh Sơn (đang xây dựng)… Mong muốn của địa phương là, thông qua việc chuyển đổi này, cảng Đông Hồi vừa đáp ứng được nhu cầu phục vụ nhiều dự án lớn trên địa bàn, nâng cao hiệu quả hoạt động, trở thành cảng biển sầm uất hơn, để giải quyết bài toán kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng vốn gặp bế tắc suốt nhiều năm qua.
Nguồn cung hàng hóa cho cảng Đông Hồi dự kiến đến từ Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1, Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 2 và các doanh nghiệp khác trong vùng); Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Nhà máy Xi măng Hoàng Mai 1 và Nhà máy xi măng Hoàng Mai 2); Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (doanh nghiệp vận tải biển, dịch vụ Logitis); Tập đoàn TH (nhập khẩu bò sữa, xuất khẩu các loại sản phẩm sữa, nước uống thảo dược, gỗ MDF…); Nhà máy Sản xuất ô tô Mitsubishi…
-
Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập -
Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Nhất trí bổ sung một đường băng ở sân bay Long Thành, giãn thời gian đến năm 2026 -
Gỡ nút thắt cuối trong điều chỉnh tuyến metro số 2 Hà Nội
-
TP.HCM không giải ngân được 6.800 tỷ đồng tại “siêu” Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD -
Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức -
Quảng Trị đốc thúc tiến độ và khối lượng giải ngân đầu tư công giai đoạn cuối năm -
Đón cơ hội “độc nhất vô nhị” trong ngành bán dẫn -
TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ -
Tiền Giang tận dụng lợi thế, tiềm năng, tăng cường thu hút đầu tư
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”