-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2017 |
Theo đó, về nhiệm vụ xây dựng thể chế, pháp luật, Chính phủ xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Trong thời gian qua, các bộ, cơ quan đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; hệ thống pháp luật, đặc biệt là thể chế, pháp luật về kinh tế thường xuyên được rà soát và hoàn thiện theo các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ cũng như đòi hỏi của thực tiễn; một số yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ chưa được thực hiện nghiêm túc; nhiều hạn chế, vướng mắc của pháp luật gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh chậm được tháo gỡ.
Những hạn chế này có nguyên nhân chủ quan do một số bộ, cơ quan, địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác rà soát và hoàn thiện thể chế, pháp luật. Năng lực, trách nhiệm của một bộ phận lãnh đạo, công chức một số bộ, cơ quan trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật chưa cao. Nhiều cơ quan chính quyền các cấp chưa chuyển biến mạnh mẽ và bắt kịp với yêu cầu và hành động của Chính phủ trong thực thi pháp luật theo tinh thần phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Trước tình hình này, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ phải coi việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp chỉ đạo, tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; chủ động rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành; thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân để có phản ứng chính sách kịp thời, giải quyết ngay và dứt điểm những vướng mắc, bất cập của môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội, kiến nghị xác đáng của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội; kiên quyết loại bỏ lợi ích cục bộ, trục lợi chính sách trong xây dựng thể chế, pháp luật, những tiêu cực, nhũng nhiễu trong tổ chức thi hành pháp luật. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ này.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo, kiến nghị Chính phủ xem xét trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ trên, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ tháng 12/2017 và các năm tiếp theo.
Thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là dự án luật quan trọng, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, đồng thời thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Đơn vị). Chính phủ thống nhất thông qua dự án Luật, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ nghiên cứu tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ tại Phiên họp này, chỉnh lý dự án Luật về một số nội dung.
Cụ thể, về nguyên tắc áp dụng pháp luật: Bảo đảm tuân thủ Hiến pháp năm 2013, có thể chế, chính sách ưu đãi vượt trên các luật hiện hành, có khả năng cạnh tranh, thích ứng cao với yêu cầu hội nhập quốc tế; trong đó cần có một số chính sách ưu đãi cao hơn các đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do trong khu vực nhằm thu hút đầu tư. Có quy định cho phép áp dụng Luật này đối với các Đơn vị được Quốc hội thành lập sau khi Luật này có hiệu lực, bảo đảm tính ổn định của Luật.
Về áp dụng pháp luật nước ngoài và giải quyết tranh chấp tại tòa án nước ngoài, do đây là vấn đề liên quan đến chủ quyền pháp lý và quyền tài phán quốc gia, Chính phủ thống nhất báo cáo Quốc hội hai phương án để Quốc hội xem xét, quyết định.
Về tổ chức chính quyền Đơn vị, thống nhất phương án tổ chức chính quyền Đơn vị theo mô hình Trưởng Đơn vị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, không tổ chức Hội đồng nhân dân; quy định phân cấp cho Trưởng Đơn vị một số thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; bổ sung quy định cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với Trưởng Đơn vị; tổ chức và hoạt động của các cơ quan: Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án là cấp đặc biệt, có đủ thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, tố tụng.
Về nguồn vốn đầu tư cho Đơn vị, quy định kết hợp các nguồn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương và để lại hợp lý nguồn tăng thu của Đơn vị để đầu tư hạ tầng thiết yếu ban đầu.
Các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc hoàn thiện các quy định tại dự thảo Luật liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước được phân công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, bảo đảm tiến độ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội dự án Luật này; phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật; các vấn đề lớn, vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án Luật chứng khoán (sửa đổi)
Về đề nghị xây dựng dự án Luật chứng khoán (sửa đổi), Chính phủ thông qua các chính sách và đề nghị xây dựng dự án Luật theo Báo cáo đề nghị xây dựng dự án Luật của Bộ Tài chính, nhằm sửa đổi, bổ sung một số nội dung, chính sách, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động, dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Chính phủ yêu cầu việc xây dựng dự án Luật cần chú ý đến yếu tố an toàn của thị trường chứng khoán, bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án Luật chứng khoán (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp lập đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào năm 2019.
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh và các nội dung cơ bản của dự thảo Luật. Phạm vi điều chỉnh của Luật cần hoàn thiện theo hướng Luật Cạnh tranh là Luật điều chỉnh chung về cạnh tranh, bao gồm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm căn cứ để các luật chuyên ngành cụ thể hóa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có tính đến yếu tố đặc thù trong từng lĩnh vực; đồng thời tiếp tục rà soát, bảo bảm tính thống nhất giữa Luật Cạnh tranh với các luật liên quan khác. Không quy định về việc thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Chính phủ trong dự thảo Luật.
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật, bảo đảm tính thống nhất, khả thi; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Quý I/2018 trình ban hành Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội
Về đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội, nhằm quản lý và tổ chức lễ hội chặt chẽ, khắc phục những hạn chế, bất cập thời gian qua như: Các hiện tượng phản cảm, bạo lực xảy ra trong lễ hội hoặc các biểu hiện “thương mại hóa” lễ hội, nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội ở nước ta trong thời gian tới.
Việc xây dựng Nghị định phải bảo đảm yêu cầu: Chủ thể của lễ hội là cộng đồng, tinh thần của lễ hội phải bảo đảm phát huy được giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, lòng yêu nước, tự hào dân tộc; kinh phí tổ chức lễ hội theo phương châm xã hội hóa; cơ quan nhà nước giữ vai trò quản lý, định hướng nội dung hoạt động và giám sát, có các biện pháp để quản lý tốt lễ hội; quy định thống nhất đầu mối và trách nhiệm quản lý Nhà nước về lễ hội là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp quản lý theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công.
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định nói trên trong Quý I năm 2018.
Hoàn thiện hồ sơ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung liên quan đất đai, xây dựng, nhà ở
Về kết quả rà soát, đề nghị xây dựng các luật nhằm sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh và quy hoạch theo Nghị quyết số 61/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2017, việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh và quy hoạch là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo các nghị quyết của Chính phủ.
Với tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu, đối với các dự án luật cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, các bộ đã có đề nghị xây dựng dự án luật, hoàn thiện hồ sơ trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp; các bộ đã có báo cáo kết quả rà soát nhưng chưa lập đề nghị xây dựng dự án luật hoặc chưa có báo cáo, khẩn trương hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án luật, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp tháng 10/2017 để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, 2018.
Đối với các luật cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ với dự án Luật Quy hoạch trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 theo Danh mục Bộ Tư pháp báo cáo tại Phiên họp Chính phủ tháng 6 năm 2017 chưa được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Quy hoạch, yêu cầu các bộ chủ trì, chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, lập đề nghị xây dựng từng dự án luật hoặc dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý, trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng các Luật để đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng bộ với dự án Luật Quy hoạch.
Tăng cường lấy ý kiến, đối thoại với doanh nghiệp
Về kết quả rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu kết quả rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh và kiến nghị của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chủ động đề xuất bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, không phù hợp; tăng cường lấy ý kiến, đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội để tạo sự đồng thuận, tính minh bạch trong việc ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh, đồng thời với việc rà soát, chủ động sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Nghị định về kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh, trình Chính phủ trong tháng 12 năm 2017.
Giao Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan tiếp tục rà soát, tổng hợp các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp về các vướng mắc, bất cập về điều kiện đầu tư kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập nổi cộm của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ tại Phiên họp tháng 9/2017 để kịp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017) theo trình tự trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, tổng hợp các vướng mắc, đề xuất sửa đổi Nghị định 77/2015/NĐ-CP, Nghị định 136/2015/NĐ-CP, Nghị định 15/2015/NĐ-CP và các Nghị định liên quan, trình Chính phủ ban hành trong tháng 9 năm 2017 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội vướng mắc áp dụng quy định về thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường để tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công theo hướng, để tháo gỡ vướng mắc khi quyết định chủ trương đầu tư công các dự án nhóm A có cấu phần xây dựng, cho phép áp dụng quy định về thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; đối với dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư cũng thực hiện theo tinh thần này.
-
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Tinh gọn bộ máy và những trăn trở -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM