-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
Một miệng cống nước thải chảy vào hồ Tây ở khu vực đường Nguyễn Đình Thi
Mỏi mòn chờ... nước thải
Theo ghi nhận của phóng viên Báo An ninh Thủ đô, xung quanh hồ Tây hiện có gần 30 đường ống dẫn nước thải xả thẳng vào hồ như cống xả số 2 Thụy Khuê (cống tàu bay, là cống xả lớn nhất dẫn nước thải vào hồ Tây), cống xả của Xí nghiệp Môi trường hồ Tây…
Thực tế đang diễn ra như vậy, trong khi từ năm 2010, UBND TP Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Tây với công suất 15.000m3/ngày/đêm tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Dự án có tổng mức đầu tư trên 600 tỷ đồng do Liên doanh Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền cùng Công ty CP Đầu tư và phát triển Môi trường SFC Việt Nam làm chủ đầu tư theo hình thức BT, được thực hiện từ năm 2010-2012. Dự án nhằm cải thiện môi trường nước hồ Tây; đảm bảo phục vụ cho phát triển du lịch và giải trí của người dân Thủ đô.
Cùng thời điểm này, UBND TP Hà Nội cũng giao cho Ban Quản lý dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây làm chủ đầu tư dự án hệ thống đường ống gom nước thải xung quanh hồ Tây giai đoạn 1.
Tới tháng 9-2013, dự án hoàn thành theo đúng kế hoạch của hợp đồng BT. Tuy nhiên sau đó, hệ thống thu gom nước thải do Ban Quản lý dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây làm chủ đầu tư còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành nên hiệu quả thu được rất thấp. Thời điểm cuối năm 2014, theo báo cáo của nhà đầu tư, nếu hoàn thành hệ thống thu gom giai đoạn 1, công suất chỉ đạt khoảng 5.500m3/ngày tương đương khoảng 35% công suất thiết kế.
Nguyên nhân của tình trạng trên được cơ quan chức năng chỉ rõ, việc đầu tư trạm xử lý “hệ thống thu gom” thiếu đồng bộ ngay từ trong kế hoạch và cả tổ chức thực hiện. Trong khi nhà máy xử lý nước thải đã hoàn thành gần 1 năm với công suất 15.000m3/ngày đêm, có thể tăng cường 22.000m3/ngày đêm thì giai đoạn 1 của “hệ thống thu gom” chỉ có 7.500m3/ngày đêm, tức là chỉ đạt 50% công suất của nhà máy.
Không buồn kết nối
Trước những bất cập trong triển khai dự án xử lý nước thải nêu trên, UBND TP Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, UBND quận Tây Hồ khắc phục, tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, các nhiệm vụ chưa được các sở, ngành tập trung tham mưu hoặc giải quyết dứt điểm.
Khảo sát dự án này vào thời điểm cuối năm 2014, Ban Kinh tế và ngân sách - HĐND TP Hà Nội đã phát hiện ra những bất cập dẫn đến chưa bố trí được vốn để hoàn thành hợp phần hệ thống thu gom giai đoạn 1, chưa triển khai thực hiện đầu tư giai đoạn 2 hệ thống thu gom…
Tới năm 2015, UBND TP Hà Nội tiếp tục cho phép xây dựng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn 2 để đảm bảo công suất cho Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây. Dự án này được giao cho Công ty CP Đầu tư và thương mại Phú Điền – đơn vị đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải - theo hình thức BT với tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Phương Quý, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và thương mại Phú Điền cho biết, dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải giai đoạn 2 cũng đã hoàn tất. Tuy nhiên, đến nay, Nhà máy nước thải hồ Tây vẫn thiếu nước thải để xử lý. Công suất của nhà máy đến thời điểm này mới chỉ dao động từ 7.000-10.000m3/ngày đêm.
Nguyên nhân bởi Nhà máy xử lý nước thải cũng như hệ thống thu gom nước thải đã hoàn thành nhưng còn rất ít cơ sở kinh doanh dịch vụ xung quanh hồ Tây chịu đấu nối vào đường ống xả thải. “Từ tháng 5-2016, chúng tôi đã có văn bản gửi UBND quận Tây Hồ đề nghị cung cấp thông tin để khảo sát, đánh giá và đấu nối nhưng cũng mới chỉ có 2 đơn vị phản hồi”, ông Nguyễn Phương Quý thông tin. Trong khi đó, theo ghi nhận, khu vực xung quanh hồ Tây hiện có trên 100 cơ sở kinh doanh dịch vụ.
3 năm sau khi hoàn thành, nhà máy xử lý nước thải hồ Tây vẫn chờ… nước thải
Đùn đẩy trách nhiệm?
Trao đổi về nghịch lý “nhà máy xử lý nước thải không có nước thải để xử lý, còn các cơ sở kinh doanh dịch vụ quanh hồ Tây vẫn xả thẳng vào hồ”, ông Nguyễn Lê Hoàng, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho rằng, tháng 9-2013, nhà máy xử lý nước thải hồ Tây mới hoàn thành nhưng chưa đảm bảo thu gom được nước thải.
Giai đoạn 2 của dự án, hệ thống ống thu gom cũng mới được Công ty Phú Điền hoàn thành vào tháng 8-2016 vừa qua. Hơn nữa, do cốt nền xung quanh hồ Tây không đồng đều nên phải xây dựng các trạm bơm chuyển bậc để thu gom nước thải về đường ống chính.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đã có bao nhiêu cơ sở dịch vụ xung quanh hồ Tây thực hiện đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây thì ông Nguyễn Lê Hoàng… không nắm rõ.
Thậm chí, nhà hàng Sen hồ Tây, một cơ sở kinh doanh dịch vụ lớn, đã hoạt động từ lâu, nhưng lãnh đạo quận Tây Hồ cũng không nắm được là đã đấu nối hay vẫn xả thải trực tiếp ra cống dẫn vào hồ Tây.
Trong khi đó, Công ty Phú Điền khẳng định, nhà hàng Sen hồ Tây chưa đấu nối xả thải! Trong số hơn 100 cơ sở kinh doanh dịch vụ xung quanh hồ Tây, những đơn vị nào buộc phải đấu nối vào hệ thống thu gom để xử lý nước thải, lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cũng chưa rõ.
Về sự chậm trễ trong việc đấu nối của các cơ sở kinh doanh dịch vụ quanh hồ Tây, ông Nguyễn Lê Hoàng cho biết, sau khi Công ty Phú Điền có văn bản, UBND quận Tây Hồ cũng đã có văn bản gửi các đơn vị và đã có một số doanh nghiệp lớn phản hồi về việc hướng dẫn đấu nối xử lý nước thải. Tuy nhiên, do văn bản hướng dẫn của Công ty Phú Điền còn chưa rõ ràng, cũng như chưa có mức chi phí xử lý nước thải nên các cơ sở cũng chưa thực hiện?!
Rốt cuộc, sau 3 năm hoàn thành, câu chuyện các cơ sở kinh doanh dịch vụ quanh hồ Tây chậm trễ đấu nối với hệ thống thu gom dẫn tới việc Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây được đầu tư gần 600 tỷ đồng không đủ nước thải để xử lý vẫn chưa được giải quyết. Doanh nghiệp đầu tư, vận hành nhà máy đã lên tiếng, UBND quận Tây Hồ cũng đã gửi văn bản nhưng việc không có ai thực hiện dường như nằm ngoài trách nhiệm của họ?! Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm cho gần 1.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống xử lý nước thải quanh hồ Tây đến thời điểm này vẫn chưa thể phát huy tác dụng trong khi nước thải không qua xử lý vẫn lặng lẽ chảy vào hồ Tây?
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu