
-
Kaspersky: mỗi ngày có khoảng 400 cuộc tấn công ransomware nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á
-
Bình Dương thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử
-
Từ tháng 7/2025, bay Airbus A350 Vietnam Airlines dùng được Internet trên không
-
Huawei: 5GtoB và 5G-A sẽ giúp nhà mạng Việt Nam tăng trưởng doanh thu
-
Apple vá hai lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên iPhone -
Công nghệ AI trong hoạt động dự báo rủi ro giao thông
|
Bản đồ 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng lừa đảo trực tuyến cao nhất. |
Theo kết quả khảo sát “Sự phát triển của các cuộc tấn công lừa đảo từ 2011 đến 2013” do Kaspersky Lab thực hiện, số lượng người dùng Internet đối diện với những cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến đã tăng 87%, từ 19,9 lên 37,3 triệu người trong 12 tháng qua.
Cụ thể, các kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy, từ 2012 – 2013, các cuộc tấn công lừa đảo ảnh hưởng đến trung bình 102.100 người trên thế giới mỗi ngày, gấp đôi so với giai đoạn 2011-2012. Trong đó người dùng ở các quốc gia Nga, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam và Anh là những đối tượng bị tấn công thường xuyên nhất, và các quốc gia như Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ và Đức có số lượng người bị tấn công tăng gấp đôi kể từ năm ngoái.
Mục tiêu các tin tặc tấn công và lừa đảo trực tuyến chủ yếu là dịch vụ của Yahoo!, Google, Facebook và Amazon khi nó được dùng tấn công lừa đảo người dùng thường xuyên nhất, 30% các phiên bản nhái theo những trang này đã được tin tặc đăng ký và dùng để lừa đảo. Hơn 20% các cuộc tấn công lừa đảo khác được tin tặc sử dụng là các trang web bắt chước các ngân hàng hay những tổ chức tài chính như American Express, PayPal, Xbox live, Twitter… Các trang lừa đảo thường có máy chủ hosting chính đăng ký tại Mỹ, Anh, Đức, Nga và Ấn Độ
Lừa đảo trực tuyến là cách thức tội phạm tạo ra những trang giả mạo các trang web nổi tiếng (dịch vụ email, trang web của ngân hàng, mạng xã hội…) và cố gắng dẫn dụ người dùng đến những trang này. Người dùng đăng nhập thông tin và mật khẩu của mình vào các trang web được ngụy trang tốt mà không chút nghi ngờ, và những thông tin này được chuyển đến tin tặc. Tội phạm mạng có thể dùng những thông tin cá nhân, ngân hàng hay mật khẩu đánh cắp được để trộm tiền của người dùng, phát tán thư rác và phần mềm độc hại thông qua các email bị xâm nhập hay tài khoản mạng xã hội, hoặc đơn giản hơn chúng có thể bán những mật khẩu đánh cắp được cho các tin tặc khác.
Lê Mỹ
Theo ITCNews
-
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink: Phủ vùng lõm sóng cho thị trường viễn thông -
Bình Dương thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử -
Từ tháng 7/2025, bay Airbus A350 Vietnam Airlines dùng được Internet trên không -
Huawei: 5GtoB và 5G-A sẽ giúp nhà mạng Việt Nam tăng trưởng doanh thu -
Apple vá hai lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên iPhone -
Công nghệ AI trong hoạt động dự báo rủi ro giao thông -
Lấp “lỗ hổng” về nhân lực an ninh mạng
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura