
-
"Đại tiệc" pháo hoa đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Sau đại lễ, người dân lại nô nức xem diễu hành kỵ binh, bắn pháo hoa, biểu diễn 3D
-
Tình quân dân trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
-
Những hình ảnh hoành tráng, hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long -
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Ông Nguyễn Đạt và những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử của Sài Gòn trong ngày 30/4/1975. Ảnh: Lê Toàn |
Chứng kiến thời khắc chuyển giao
Năm mươi năm trước, tại căn nhà số 399 - đường Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ, quận 3, TP.HCM), chàng trai trẻ Nguyễn Đạt vừa nghe tin tức giải phóng trên radio, thì bên ngoài đã rộn ràng tiếng bước chân, tiếng hô gọi lạ lẫm. Hai người lính phi công ẩn dưới mái hiên, vội vã cởi bỏ quân phục. Nguyễn Đạt hiểu, thời khắc lịch sử đang đến.
Không đợi lâu, ông xé vội mảnh giấy, ghi hai chữ “phóng viên”, dùng cơm nguội dán lên áo, rồi ôm chiếc Nikon FTN 50 mm lao ra phố. “Chỉ đơn giản là tò mò, là không muốn bỏ lỡ một ngày không bao giờ lặp lại”, ông kể.
Từ con hẻm nhỏ trước nhà, Nguyễn Đạt núp mình bấm máy. “Những bức ảnh đầu tiên, tôi núp trong con hẻm trước nhà để chụp. Thấy ai dễ, thì mới đứng công khai bấm máy. Bấm được một tấm là quay lưng bỏ chạy ngay. Cứ bấm xong là chạy”, ông Đạt nhớ lại.
Khoảng 10 giờ 15 phút, một người lính Sài Gòn cũ thất thểu bước đi từng bước. “Đó là người lính Sài Gòn cũ cuối cùng mà tôi thấy, bởi sau đó, tôi chỉ thấy những chiến sỹ quân Giải phóng xuất hiện. Họ đi với gương mặt thân thiện, có đôi chút mệt mỏi. Có người đi bộ, có người ngồi trên xe tải như đang hành quân... Tôi đã cố chụp những khoảnh khắc đó”, ông Đạt hồi tưởng.
Rồi ông lên xe, chạy một vòng thành phố, từ Trương Minh Giảng sang Trần Huy Liệu, Hai Bà Trưng, Gò Vấp, Thủ Đức, rồi quay về Dinh Độc Lập lúc chiều muộn. Thành phố chuyển mình trong hòa bình và xúc động.
Nguyễn Đạt chỉ mang theo hai cuộn phim với 72 kiểu ảnh cho cả một ngày trọng đại. “Phim quý lắm, thấy gì cũng muốn chụp mà không dám”, ông nói. Khi màn đêm buông xuống, ông lao vào buồng tối, hồi hộp chờ từng hình ảnh hiện lên. Cuối cùng, chỉ còn khoảng 30 tấm ảnh nguyên vẹn, nhưng mỗi tấm là một lát cắt của lịch sử.
Nhiều chiến sỹ quân Giải phóng vẫy chào người đi đường. Ảnh: Nguyễn Đạt |
Năm mươi năm đã trôi qua, nhưng nhìn vào từng tấm ảnh, ông vẫn nhớ như in: “Tấm này, tôi chụp gần nhà, khoảng 9 giờ sáng 30/4/1975; tấm này chụp khoảng 11 giờ trưa trên đường Trương Minh Giảng, chiến sỹ quân Giải phóng từ Củ Chi hướng về trung tâm Sài Gòn; còn tấm này là ở trước Dinh Độc Lập, khoảng 14 giờ. Lúc đó, mọi chuyện đã yên ổn, nhưng người dân vẫn tụ tập ở đây rất đông”.
Trong bộ ảnh ấy, có 2 bức mà ông đặc biệt tâm đắc. Đó là bức ảnh một nhóm lính Sài Gòn cũ thất trận và bức ảnh hai anh bộ đội
Giải phóng, đầu đội mũ tai bèo, tay chuyền nhau điếu thuốc giữa các đồng đội đang reo mừng chiến thắng. Ông đặt tên cho bức ảnh này là “Phút thư giãn”. Ngoài ra, còn có những bức ảnh như “những chiến sỹ giải phóng quân ngồi trên xe cam nhông vẫy tay chào người dân Sài Gòn”, “chiếc nón của người lính giải phóng quân ngày 1/5/1975 được chụp tại cầu Thị Nghè”…
Ông bảo: “Không phải cứ cầm máy là ghi được lịch sử. Phải sống trong khoảnh khắc đó, cảm được nó, thì mới bấm máy đúng lúc. Xem mấy tấm ảnh này là phải xem cả bộ. Như vậy mới hiểu được câu chuyện của ngày hôm ấy, mới cảm nhận được đủ mọi sắc thái cảm xúc...”.
Giờ đây, sau 50 năm, những bức ảnh của ông Nguyễn Đạt đã phần nào nhạt màu theo thời gian, nhưng vẫn rực rỡ những chất liệu khó phai về lịch sử, về nhân chứng và về tình yêu với Thành phố, với quê hương, đất nước. Những bức ảnh như những thước phim lịch sử 50 năm về trước, thời khắc mà ông Nguyễn Đạt được chứng kiến trọn vẹn cảm xúc của những ai từng có mặt ở Sài Gòn khi đó.
Ống kính của ông đã lưu lại một phần ký ức mà không gì thay thế được. Giữa một xã hội chuyển động nhanh, nơi ký ức dễ bị lãng quên giữa nhịp sống và công nghệ, những hình ảnh đó trở thành cầu nối quý giá giữa các thế hệ, để người trẻ hôm nay hiểu, cảm nhận và thêm trân trọng quá khứ.
Khoảng 14 giờ ngày 30/4/1975 trước Dinh Độc Lập. Ảnh: Nguyễn Đạt |
Những ký ức đáng nhớ
Sau ngày đất nước thống nhất, cha mẹ và anh chị của ông Nguyễn Đạt đi xây dựng vùng kinh tế mới. Riêng ông, nhờ có việc làm ở Sài Gòn, nên đã ở lại, gắn bó với Thành phố.
“Tôi thấy mình may mắn. Chỉ vài tháng sau ngày 30/4/1975, tôi có việc làm, làm tài xế thôi, nhưng phù hợp với sở trường. Đến năm 1976, tôi được cử lái xe cho chuyến công tác xuyên Việt đầu tiên. Chuyến đi ấy, lần đầu tôi biết đất nước mình đẹp đến nhường nào, rộng lớn và cũng bị chiến tranh tàn phá ra sao…”, ông Đạt xúc động kể.
Năm tháng trôi qua, Nguyễn Đạt không trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ông cũng không chọn cách thương mại hóa những tấm hình quý giá của mình. Chúng được ông cất giữ cẩn thận, trân quý như một phần ký ức riêng tư, thỉnh thoảng mới đưa ra chia sẻ với bạn bè, báo chí hoặc những ai thực sự muốn nghe câu chuyện đằng sau mỗi bức ảnh.
Ở tuổi 69, ông Nguyễn Đạt vẫn giữ nguyên vẹn đam mê với nhiếp ảnh. Ông nhiều lần quay lại căn nhà cũ trong con hẻm nhỏ, trở về những góc phố xưa từng ghi dấu khoảnh khắc lịch sử, đứng đúng vị trí cũ, giơ máy lên và bấm. Ông chụp lại không phải để tái hiện, mà để thấy Thành phố đã thay đổi thế nào qua năm tháng.
“Bây giờ, nhiều người hỏi tôi còn nhớ hồi đó đứng ở đâu để chụp không? Tôi vẫn nhớ hết. Chỉ cần quay lại những con đường xưa, giơ máy lên là góc máy y chang ngày xưa. Sao mà không nhớ được!”, ông nói.
Ông coi những tấm ảnh là kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời cầm máy của mình và chỉ ước một điều giản dị là có thể gặp lại những con người đã xuất hiện trong khung hình của mình.
“Không biết những người lính trong ảnh này hôm nay ra sao. Họ trạc tuổi tôi, giá như được gặp lại, hàn huyên câu chuyện cuộc đời thì không gì quý bằng”, ông Đạt chia sẻ.
Đến nay, bộ ảnh chụp ngày 30/4/1975 của ông Nguyễn Đạt được Viện Khoa học lịch sử cùng nhiều cơ quan thông tấn lưu trữ, coi như tư liệu lịch sử quý giá về ngày thống nhất đất nước.
-
Chuỗi di tích lịch sử Biệt động Sài Gòn - viết tiếp chiến công của biệt động anh hùng
-
Sau đại lễ, người dân lại nô nức xem diễu hành kỵ binh, bắn pháo hoa, biểu diễn 3D
-
Tình quân dân trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam
-
Những hình ảnh hoành tráng, hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Người lưu giữ ký ức Sài Gòn ngày 30/4 qua lăng kính thầm lặng -
Nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long -
Clip máy bay Su-30MK2 thả bẫy nhiệt trên bầu trời TP.HCM chào mừng đại lễ -
Những bóng hồng tại Lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước -
Khoảnh khắc máy bay trực thăng mang cờ Tổ quốc bay vào trung tâm TP.HCM -
Không khí rộn ràng trên các tuyến đường tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Người dân trắng đêm đợi tới sáng dự Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025