-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Sản xuất thép tại Tập đoàn Hòa Phát. Ảnh: Đức Thanh |
Điện là nền tảng cơ sở
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài ít ngày trước, cung cấp điện liên tục, ổn định đã được không ít hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhắc tới như một trong những điều kiện then chốt để duy trì sản xuất và thu hút đầu tư.
Ông Joseph Uddo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ (AmCham) tại Hà Nội khuyến cáo, nhiều mục tiêu của Việt Nam sẽ khó đạt được nếu không có nguồn điện ổn định và giá phải chăng.
Tình trạng mất điện ở phía Bắc hồi giữa năm 2023 cũng được các doanh nghiệp Nhật Bản nhắc lại, bởi không thể lập được kế hoạch sản xuất, dự báo ngày giao hàng. Điều này khiến mô hình Just in Time - cốt lõi của chuỗi cung ứng bị tác động rất lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp Nhật Bản đang cân nhắc, xem xét lại hệ thống sản xuất toàn cầu của họ.
Chia sẻ thực tế tại Hàn Quốc, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay, khi Bộ Công thương Hàn Quốc lập kế hoạch phát triển công nghiệp, họ đã lập kế hoạch phát triển điện trước. Không có điện thì không có công nghiệp. Sản xuất thép, sản xuất chất bán dẫn, màn hình, pin… - tất cả đều sử dụng điện, nên Hàn Quốc cần đảm bảo nguồn điện khổng lồ.
Số liệu thống kê được công bố từ nhiều nguồn cho thấy, năm 2022, Hàn Quốc tiêu thụ 567 tỷ kWh điện. Như vậy, với dân số 51,7 triệu người, Hàn Quốc có mức tiêu thụ điện bình quân 11.000 kWh/người/năm.
Cùng thời gian, Việt Nam tiêu thụ 242 tỷ kWh. Nếu tính theo đầu người, thì mới là 2.420 kWh/năm.
Dẫu vậy, trong quá khứ, việc Việt Nam đảm bảo được nguồn cung điện ổn định, liên tục, an toàn đã trở thành một trong những điều kiện tiên quyết thu hút được lượng lớn nhà đầu tư, trong đó không thiếu sự góp mặt của doanh nghiệp Hàn Quốc.
Cụ thể, tính tới hết năm 2013, tổng vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam mới đạt khoảng 23 tỷ USD. Nhưng trong 10 năm tiếp theo, tới hết năm 2023, tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã lên tới 85 tỷ USD. Đa phần nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam thời gian qua đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp với các tên tuổi lớn như Samsung, LG, Hyundai, Hyosung.
Trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hong Sun, với các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn, hiện tượng thiếu điện của Việt Nam là một trong những yếu tố chính khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
Thực tế này một lần nữa cho thấy tính cấp thiết của việc điện phải đi trước một bước trong phát triển kinh tế.
Nguồn điện lớn vẫn chực chờ
Để đảm bảo hoạt động của hệ thống sẽ cần có các nguồn điện có số giờ vận hành ổn định, liên tục như thủy điện lớn, điện gió ngoài khơi, điện than, điện khí hay điện hạt nhân.
Chiếu theo tình hình thực tế của Việt Nam cũng như các cam kết về phát thải, giờ đây chỉ còn nguồn điện gió ngoài khơi và điện khí, bao gồm cả khí khai thác trong nước và khí LNG nhập khẩu là có thể đảm đương nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, theo các tính toán của Bộ Công thương gần đây, cần 7 - 10 năm mới có thể làm xong dự án điện khí LNG.
Cụ thể, thời gian để hoàn thành lập, phê duyệt hồ sơ báo cáo khả thi và các văn bản pháp lý cần thiết cho dự án điện khí LNG mất 2-3 năm. Rồi mất 2-4 năm cho đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) và thu xếp vốn vay, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và tài chính của nhà đầu tư. Thời gian xây dựng, đưa vào vận hành một nhà máy công suất khoảng 1.500 MW là 3,5 năm.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù đã được chọn là nhà đầu tư phát triển dự án điện, nhưng nếu chủ đầu tư không ký được PPA với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì nguồn vay vốn để thực hiện dự án điện (dù được đàm phán xong) vẫn không thể chính thức đổ vào và giải ngân được.
Hiện tại, ngoài Dự án Điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đang thi công được hơn 80% công việc, nhưng vẫn chưa ký được PPA chính thức, thì các dự án điện khí LNG nhập khẩu khác dù đã lựa chọn được nhà đầu tư đều mờ mịt thời gian về đích.
Ngay các chuỗi dự án điện từ khí khai thác trong nước như Lô B, Cá Voi Xanh tuy nhìn thấy rõ khi triển khai sẽ đem lại hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, nhưng cũng không thể đi nhanh trong 10 năm qua. Dù Bộ Công thương có kiến nghị, giao các bộ liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho EVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) trong triển khai đồng bộ chuỗi dự án khí điện, không tạo sức ép lên giá điện và gánh nặng cho EVN, nhưng bao giờ làm được thì chưa biết.
Ở các dự án điện gió ngoài khơi, tình cảnh còn khó khăn hơn, khi các quy trình pháp lý và khả năng thực hiện các dự án này vẫn chưa rõ ràng. Đó là chưa kể, một dự án điện gió ngoài khơi cần khoảng 7 năm để triển khai.
Bên cạnh đó, để có thể thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới truyền tải như kỳ vọng đặt ra trong Quy hoạch Điện VIII, các nguồn vốn xã hội hóa rất được trông chờ. Tuy nhiên, dù Luật Điện lực sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/3/2022, với điểm nhấn chính là xã hội hóa đầu tư vào truyền tải, nhưng 2 năm qua vẫn chưa có nghị định, hay hướng dẫn thực thi nào được ban hành. Ngoài ra, cũng không thấy tư nhân nào đăng ký làm truyền tải như thời sốt điện mặt trời trước đó.
Trước thực tế quá nhiều dự án chậm tiến độ hoặc đối mặt với “rừng” thủ tục khiến dự án có mà chưa biết bao giờ được khởi công và về đích trong 7-8 năm gần đây, ông Thái Phụng Nê, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng từng cho rằng, “phải đưa tinh thần Sơn La, Lai Châu vào triển khai các dự án điện”.
Theo đó, hơn lúc nào hết, Chính phủ cần thể hiện rõ vai trò “nhạc trưởng” trong việc đưa ra các đối sách khẩn cấp và phù hợp để đa dạng hóa hình thức đầu tư, thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm phát triển các lĩnh vực trọng tâm, trong đó có hạ tầng ngành điện với mục tiêu bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nếu chậm trễ và không quyết liệt, thì cái giá phải trả sẽ là những cú sốc khó lường, không chỉ trong phát triển kinh tế, mà liên quan tới cả xã hội.
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử