-
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8% -
CB chuyển giao, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuân trở lại làm Phó tổng giám đốc Vietcombank
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank tăng 31,5%, đạt 2.800 tỷ đồng |
Thu từ dịch vụ tăng mạnh
Các nhà băng lý giải lợi nhuận tăng chủ yếu nhờ thu dịch vụ. Chẳng hạn, LienVietPostBank đã hoàn thành 2/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm với 2.000 tỷ đồng trước thuế trong nửa đầu năm nay. Trong đó, thu thuần từ dịch vụ tăng 86% so với cùng kỳ năm 2020.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank tăng 31,5%, đạt 2.800 tỷ đồng, với sự đóng góp từ tất cả loại hình phí chủ chốt. Trong đó, thu nhập phí liên quan tới chứng khoán (cấu phần lớn nhất trong dịch vụ) tăng trưởng 18,4%...
Thậm chí, với thu nhập từ dịch vụ trong quý II/2021đạt 2.074 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so cùng kỳ, MSB gần hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MSB đạt 3.199 tỷ đồng, tăng 220% so với cùng kỳ năm 2020 và hoàn thành gần 98% kế hoạch cả năm. Trong đó, lãi thuần từ dịch vụ tăng 575%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 98%.
Tương tự, lãi dịch vụ quý II/2021 tăng gấp 2,3 lần đã giúp HDBank đạt 4.193 tỷ đồng lợi nhuận trong nửa đầu năm 2021.
Đáng chú ý, tại Vietcombank, thu nhập từ tín dụng tăng khoảng 20% trong nửa đầu năm nay, trong khi thu ngoài lãi tăng 60%, nhờ tăng thu dịch vụ, như doanh số bán chéo bảo hiểm của Vietcombank trong nửa đầu năm đạt khoảng 500 tỷ đồng.
Lời lớn từ bán bảo hiểm
Một nghiệp vụ thu lời rất tốt của ngân hàng là bán bảo hiểm. Dịch vụ bảo hiểm của Techcombank tăng trưởng 60,1% về doanh thu khai thác mới trong 6 tháng đầu năm nay. Phí bảo hiểm cũng tăng 48,1% so với cùng kỳ, dù việc tư vấn trực tiếp cho khách hàng chịu ảnh hưởng từ cuối quý II do các thành phố lớn thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Chính nguồn thu từ mảng kinh doanh bảo hiểm tăng cùng với thu nhập từ lãi và dịch vụ đã đóng góp tích cực vào con số lợi nhuận 11.500 tỷ đồng trước thuế của Techcombank trong 6 tháng đầu năm nay.
Ngân hàng MB cũng vừa báo lãi hợp nhất lãi gần 8.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Tính riêng ngân hàng mẹ MB, doanh thu trước dự phòng rủi ro trong kỳ đạt 14.651 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các khoản thu ngoài lãi chiếm 30%.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng, các hoạt động ngoài lãi của MB sẽ duy trì vai trò dẫn dắt nhờ thị trường bảo hiểm Việt Nam còn dư địa tăng trưởng rất lớn. Đó là cơ sở khách hàng lớn từ hệ sinh thái quân đội, mảng bảo hiểm nhân thọ (MB Ageas) đã có lãi hoạt động bảo hiểm và thông thường bảo hiểm nhân thọ luôn đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn bảo hiểm phi nhân thọ.
VDSC dự báo, lợi nhuận trước thuế của MB có thể đạt mức 16.095 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 50,6% so với năm trước.
Trong khi đó, theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, một lý do quan trọng khiến lợi nhuận của MSB tăng mạnh trong nửa đầu năm nay là nguồn tiền bổ sung từ phí trả trước theo thỏa thuận độc quyền ký kết gần đây với Prudential, ước tính khoảng 500 tỷ đồng. Không chỉ phí trả trước, thương vụ bắt tay này còn giúp doanh thu từ phí bán bảo hiểm của MSB được dự đoán tăng 30-40%/năm trong 5 năm tới.
Báo cáo tài chính trong quý II/2021 của ACB cũng cho thấy, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng đạt 4.990 tỷ đồng, tăng 44,3%. Lãi thuần từ dịch vụ đạt 886 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lãi thuần từ dịch vụ của ACB đạt 1.511 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so, chủ yếu đến từ mảng bảo hiểm; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 427 tỷ đồng, tăng 44,7%; mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 205 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ…
Các nhà phân tích của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, lợi nhuận của ACB tăng mạnh trong nửa đầu năm nay nhờ tín dụng tăng 19 - 20%, biên lãi ròng nới rộng so với cùng kỳ và doanh thu từ hoạt động bán chéo bảo hiểm.
Trước đó, kể từ ngày 1/1/2021, ACB chính thức phân phối độc quyền các sản phẩm nhân thọ của Sunlife Việt Nam, với khoản phí trả trước cho hợp đồng này là 370 triệu USD (8.500 tỷ đồng). Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, doanh thu từ thu nhập phí bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm của ACB đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước, với 853 tỷ đồng đến từ mảng bancassurance.
Trong khi đó, VPBank đang đàm phán lại hợp đồng bancassurance với hãng bảo hiểm AIA. Ước tính, sau khi ký kết, VPBank sẽ thu về khoản phí trả trước ít nhất 6.000 - 7.000 tỷ đồng. Lãi hợp nhất trước thuế trong 6 tháng đầu năm vừa được VPBank công bố đạt 9.000 tỷ đồng.
-
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính