-
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng
Nguyễn Văn Hiếu, chủ chuỗi kinh doanh hải sản online Hiếu Đô. |
Nửa năm nữa, Nguyễn Văn Hiếu mới tốt nghiệp Khoa Kế toán (Học viện Ngân hàng), nhưng cậu đã tự gây dựng cho mình con đường sự nghiệp tương đối vững chắc.
Trong mô hình do Hiếu gây dựng, khách mua hải sản tươi sống từ các tổng kho của thương hiệu Hiếu Đô và có thể yêu cầu chế biến trước nếu muốn. Hiếu hiện vẫn kinh doanh online và chưa mở nhà hàng hải sản.
“Nếu không có dịch bệnh, mọi người sẽ ra hàng ăn nhiều, nhưng vì dịch, khách ở nhà lên đơn online, nên em bán rất tốt”, Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ.
Khởi nghiệp năm 18 tuổi từ việc bán cá
Theo chia sẻ, cha mẹ Hiếu là người kinh doanh hải sản, bỏ sỉ cho tất cả chợ đầu mối, nhà hàng, khách sạn tại Phú Thọ. Ngay từ bé, Hiếu đã được tiếp xúc và thưởng thức rất nhiều loại hải sản trong nước. Từ đó, cậu ấp ủ ước mơ sau này sẽ làm giàu bằng nghề buôn bán hải sản.
Năm lớp 12, Hiếu bắt đầu con đường của mình. Cậu vừa ôn thi đại học, vừa tự lên Facebook xem mọi người kinh doanh hải sản online và tìm kiếm các mối hàng thế nào.
Ngày 28/6/2018, kỳ thi đại học kết thúc, thì ngày 1/7/2018, Hiếu chính thức đăng thông tin bán hàng trên Facebook. Nguồn hàng cá tầm, cá hồi, cá trình… được Hiếu lấy từ mẹ mình. Bán đến đâu, Hiếu trả gốc cho mẹ đến đấy, rồi giữ lại phần lãi để làm vốn kinh doanh.
"Em đi học để nắm vững kiến thức về tài chính, kế toán…, chứ em đã có con đường của riêng mình. Em sẽ tiếp tục phát triển chuỗi Hiếu Đô, còn chuyện làm thuê thì em chưa nghĩ tới."
Nguyễn Văn Hiếu, chủ chuỗi kinh doanh hải sản online Hiếu Đô
Sang đến tháng thứ 2, Hiếu bắt đầu tách ra, bán một số mặt hàng mà mẹ cậu không có, đồng thời xin làm cộng tác viên bán hải sản nhập khẩu để vừa tích cóp kinh nghiệm, vừa tìm kiếm nguồn khách hàng.
Sau khi đỗ đại học, Hiếu kết hợp luôn quá trình học tập tại Hà Nội với việc phát triển thị trường Thủ đô. Cậu xác định sẽ kinh doanh những dòng hải sản hạng sang mà cha mẹ chưa từng làm, như cua hoàng đế, bào ngư Australia, cá hồi Na Uy, tôm hùm Canada, tôm hùm Alaska, sò điệp Hokaido (Nhật Bản)…
Muốn vậy, Hiếu cần có sự đầu tư nghiêm túc để đi tiếp con đường dài hơi.
“Em vay bố mẹ 180 triệu đồng để xây bể cá và hệ thống chứa hải sản ngay tại nhà em ở Phú Thọ. Chiến lược em chọn là kinh doanh online, đầu tư vào kho hàng, sau đó ship tận nơi cho khách”.
Giai đoạn đó, Hiếu liên tục đi - về giữa Hà Nội và Phú Thọ để phát triển, chăm sóc cửa hàng. Khi mọi việc dần đi vào ổn định, Hiếu giao toàn bộ cơ sở Phú Thọ cho bố mẹ quản lý để tập trung dồn lực phát triển tại Thủ đô.
Sang tháng 6/2019, chàng trai sinh năm 2000 đã mở kho hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đến tháng 8/2019, cậu mở tiếp kho hàng tại TP.HCM.
“Cuối năm 2019, em trả lại bố mẹ khoản vay 180 triệu đồng lúc ban đầu. Em có đăng lên Facebook, kỷ niệm chặng đường hơn 1 năm 4 tháng vào nghề của mình”, Hiếu hồ hởi chia sẻ.
Hiện tại, hệ thống Hiếu Đô phục vụ hơn 100 loại hải sản, với chủ lực là các nhóm hàng cao cấp. Cậu sinh viên 10x đã gây dựng vững chắc 3 cơ sở tại Hà Nội, TP.HCM và Phú Thọ, trong đó hai thành phố lớn có thêm dịch vụ chế biến hải sản theo nhu cầu của khách.
Theo tiết lộ của Nguyễn Văn Hiếu, các cơ sở đều đang tăng trưởng tốt, đặc biệt tại Hà Nội. Từ năm 2000 đến nay, Hiếu ghi nhận mức doanh thu trung bình 2 tỷ đồng/tháng từ thị trường Hà Nội, đem về khoản lãi 8-10%.
Cạnh tranh nhờ chất lượng và thái độ phục vụ
Với mức giá từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng mỗi bữa ăn, khách hàng của Hiếu là những người có điều kiện tài chính dư dả; nhiều người trong số đó thuộc tầng lớp đại gia hay nghệ sĩ nổi tiếng.
Chàng trai trẻ cho biết, điểm mạnh ở Hiếu Đô là cung cấp sản phẩm với mức giá phù hợp, chú trọng marketing bằng hình ảnh cá nhân của Hiếu, lẫn uy tín của thương hiệu.
Ví dụ, thời mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm, nên các lô hàng không tránh khỏi có con chết. Biết là lỗ, nhưng Hiếu sẵn sàng thẳng tay loại bỏ. Chỉ riêng một số sản phẩm giá trị cao như tôm hùm Alaska, tôm hùm bông, cua hoàng đế…, Hiếu bán lại cho khách với mức giá thấp hơn và cam kết bảo hành nếu chất lượng hàng có vấn đề.
“Những mặt hàng ấy, em đều nói rõ với khách là nó bị ngộp, nhưng chất lượng không thua kém hàng tươi sống, và quan trọng là hợp với túi tiền nhiều người. Khách ăn thấy có vấn đề thì quay video, chụp ảnh lại, em sẽ đền con khác, chứ cũng không cho người đến lấy hay tranh cãi với khách làm gì. Hoặc 3 ngày sau, nếu không có hàng em sẽ hoàn lại tiền”.
“Dĩ nhiên, kinh doanh hải sản phải có rủi ro. Nhưng giữa tiền và uy tín, em biết mình phải chọn uy tín. Nếu chọn tiền, em không thể đi đến ngày hôm nay”, Hiếu trần tình.
Với lợi thế của hệ thống kinh doanh online, Hiếu cho biết, cậu luôn sẵn sàng ship hải sản tới khách hàng 24/7, kể cả 2-3 giờ sáng. Khi tư vấn, cậu luôn đặt tâm lý, lợi ích của khách hàng lên đầu, chứ không bao giờ cố gắng bán để thu lãi càng nhiều càng tốt.
“Có khi mình tư vấn bữa ăn 20 triệu đồng, khách vẫn đồng ý, nhưng em không bao giờ làm thế. Em sẽ kết hợp hải sản cho họ thành một thực đơn hợp lý, chỉ 10-12 triệu đồng thôi. Quan trọng là khách được lợi nhất. Vì thế, nhiều khách tin tưởng em lắm. Đơn hàng hơn chục triệu đồng, nhưng khách chuyển khoản luôn, không hỏi nhiều”.
Năm 2023, Hiếu tiết lộ, sẽ hướng tới việc mở nhà hàng tại Hà Nội để đáp ứng nhu cầu thưởng thức hải sản tại chỗ của khách hàng. Cậu sẽ hoàn thành sự nghiệp học hành tại Học viện Ngân hàng, song không có ý định làm việc liên quan tới lĩnh vực này.
“Em đi học để nắm vững kiến thức về tài chính, kế toán…, chứ em đã có con đường của riêng mình. Em sẽ tiếp tục phát triển chuỗi Hiếu Đô, còn chuyện làm thuê thì em chưa nghĩ tới”, Hiếu chia sẻ.
-
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
-
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn -
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả