-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn
Cuộc đua sử dụng trí thông minh nhân tạo
Deutsche Bank AG đang sử dụng AI để lọc tìm danh sách các khách hàng giàu có, trong khi ING Group NV dùng AI để phát hiện sớm rủi ro vỡ nợ của khách hàng. Morgan Stanley cho biết, nhà băng này đang thử nghiệm công cụ AI trong môi trường “an toàn và có kiểm soát”. Còn JPMorgan Chase & Co không ngừng tìm kiếm nhân tài lĩnh vực AI.
Sự bùng nổ của AI đã lan rộng và bắt đầu thấm sâu vào thị trường tài chính. Trong đó, các nhà băng lớn quy mô toàn cầu không ngần ngại thể hiện tham vọng mở rộng việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động kinh doanh. Hiện tại, 40% các thông tin tuyển dụng thuộc về các vị trí nhân sự liên quan tới AI, như kỹ sư dữ liệu và thuật toán, theo số liệu từ công ty tư vấn Evident.
Trong đó, JPMorgan là nhà băng dẫn đầu. Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này đang muốn tuyển dụng 3.651 nhân sự liên quan tới AI trên toàn cầu, con số gấp đôi so với các đối thủ khác như Citigroup Inc và Deutsche Bank.
JPMorgan dẫn đầu cuộc đua tuyển dụng các vị trí nhân sự liên quan tới AI. |
Eigen Technologies Ltd, công ty công nghệ cung cấp dịch vụ AI cho các nhà băng như Goldman Sachs Group và ING cho biết, lượng đơn hàng từ các ngân hàng tăng gấp 5 lần trong quý I/2023 so với cùng kỳ năm trước.
Alexandra Mousavizadeh, CEO, người đồng sáng lập Eigen Technologies cho biết, cơn sốt ChatGPT, một sản phẩm của Open AI vào tháng 11/2022 khiến tất cả các thành viên thị trường nhận thức rõ ràng hơn cuộc chơi đã thay đổi.
“Chi phí cho nhân tài AI tăng lên rõ rệt. Một cuộc đua AI đã bắt đầu”, Alexandra Mousavizadeh cho biết.
AI có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, khi mọi nhiệm vụ hàng ngày đều có thể sử dụng AI để trở nên hiệu quả, nhanh chóng, chính xác hơn, thậm chí với cả công việc phân tích và đánh giá rủi ro.
“Các nhà băng sử dụng AI để bắt kịp những thay đổi của môi trường kinh doanh, tìm ra giải pháp nhanh chóng hơn cho các sản phẩm - dịch vụ như hợp đồng hoán đổi lãi suất, chứng khoán phái sinh…, giúp các nhà băng có thể mang tới sản phẩm với mức giá tốt hơn cho khách hàng”, Steven Burrows, giám đốc Fieldfisher LLP cho biết.
Một ví dụ cụ thể về việc sử dụng AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là việc Deutsche Bank phát triển một sản phẩm có khả năng phân tích liệu khách hàng trên thị trường toàn cầu của mình có đang đặt tỷ trọng quá lớn khoản đầu tư vào một loại tài sản nhất định; đồng thời tìm kiếm các quỹ, cổ phiếu và trái phiếu phù hợp với nhu cầu, mong muốn của từng khách hàng.
“Tôi là một người hưởng ứng tích cực việc kết hợp trí thông minh nhân tạo và trí thông minh của con người”, Kirsten Anne Bremke, người đứng đầu bộ phận giải pháp dữ liệu toàn cầu của Deutsche Bank cho biết.
JPMorgan cũng có kế hoạch tương tự. Trong hồ sơ nộp xin cấp bằng sáng chế vào tháng 5/2023, nhà băng này đã tạo nên một sản phẩm ChatGPT với khả năng giúp đỡ nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu phù hợp. Dù vậy, dự án này mới ở giai đoạn đầu tiên.
Morgan Stanley tất nhiên không nằm ngoài cuộc đua. Nhà băng này cho biết đang thử nghiệm các công nghệ AI mới sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model - LLM). Chẳng hạn, Morgan Stanley sở hữu bằng sáng chế cho mô hình sử dụng AI và máy học để xác định các thông tin/phát biểu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thể hiện chính sách diều hâu (hawkish) hay ôn hoà (dovish). Công cụ này sẽ giúp dự báo các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ.
Nhà băng Pháp BNP Parisbas SA đang sử dụng chatbot để trả lời mọi câu hỏi của khách hàng, trong khi AI phát hiện và ngăn chặn các dấu hiệu lừa đảo, rửa tiền. Tương tự, Societe Generale SA cho biết, công cụ AI của nhà băng này có khả năng hoạt động bằng 26 ngôn ngữ, công suất xử lý 2,5 triệu giờ hội thoại và 347 triệu email mỗi năm.
Goldman Sachs ước tính, khoảng 300 triệu việc làm toàn thời gian trên toàn cầu chịu rủi ro khi ứng dụng AI trở nên phổ biến. 35% con số này thuộc về việc làm lĩnh vực tài chính tại Mỹ.
63% các nhà băng và tổ chức đầu tư được khảo sát đã ứng dụng AI hàng ngày. |
Tính minh bạch và hiệu quả
Việc đẩy mạnh ứng dụng AI trong lĩnh vực ngân hàng mang tới nhiều chuyển đổi tích cực, nhưng cũng tạo nên lo lắng về tính minh bạch và hiệu quả. Nhiều thành viên thị trường, bao gồm nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cho rằng, cần thiết phải xác định rủi ro của AI đối với thị trường tài chính.
“Khi một thứ gì đó có thể làm đủ loại công việc, tôi cảm thấy có chút lo lắng. Bởi vì tôi biết chúng ta không có khả năng đảo ngược diễn biến này”, Warren Buffett, Chủ tịch Berkshire Hathaway Inc cho biết tại đại hội đồng cổ đông của Công ty ngày 6/5/2023.
Cùng quan điểm, Brian Moynihan, CEO Bank of America chia sẻ, AI có thể mang lại lợi ích to lớn và giúp giảm nhiều đầu việc. Tuy nhiên, “chúng ta cần hiểu rõ quy trình làm việc và ra quyết định như thế nào”.
Các nhà băng có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch và quyết định giao dịch dựa trên nguồn tin xác thực. Theo Anne Beaumont, đối tác của Friedman Kaplan Seiler Adelman & Robbins LLP, một khi mở rộng sử dụng AI, khó có thể lý giải với khách hàng cũng như nhà quản lý về việc ngân hàng đã đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu nào và liệu việc dùng các dữ liệu đó đã xác đáng hay chưa?
Trong khi đó, Alan Blackwell, giáo sư khoa học và công nghệ máy tính tại Đại học Cambridge cho biết, các nhà băng cần sử dụng dữ liệu lớn từ nhiều nguồn khác nhau để “đào tạo” công cụ AI.
“Làm sao một nhà băng có thể nói với khách hàng rằng, quyết định/khuyến nghị được đưa ra dựa vào thông tin mà AI tìm được trên Reddit (một trang mạng xã hội)?”, Alan Blackwell chia sẻ.
Một vấn đề khác của AI là chi phí đắt đỏ, cả về phát triển và vận hành. Ước tính, chi phí sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model - LLM) để trả lời các câu hỏi của khách hàng vào khoảng 14 USD/câu hỏi, so với mức 6 USD/câu hỏi của các luật sư, theo Lewis Z. Liu, CEO Eigen.
Đây cũng là lý do mà các tổ chức tư vấn đều cho rằng, các nhà băng cần xác định rõ khu vực mà AI sẽ tạo nên giá trị vượt trội và có chiến lược ứng dụng AI rõ ràng, đồng hành cùng việc đào tạo nhân viên và tuyển dụng thêm chuyên gia.
Cùng với đó, cần có khung quản trị rủi ro mới để đối phó với các vấn đề liên quan tới AI, môi trường chính sách chưa rõ ràng trong việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo và các vấn đề liên quan tới mức độ chính xác của dữ liệu.
“Chúng ta đang trong một cuộc đua đầy hưng phấn. Các thành viên thị trường sẽ chứng kiến ngành công nghiệp này thay đổi nhanh chóng như thế nào. Một số nhà băng đã bắt đầu nhận diện các vấn đề, nhưng không ít ngân hàng vẫn đang trong quá trình mày mò tìm hiểu”, Carlo Giovine, đối tác của McKinsey & Co cho biết.
-
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Nga đóng van đường ống qua ngả Ukraine, giá khí đốt tại châu Âu chạm đỉnh 14 tháng -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết