-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Hàng loạt tập đoàn lớn đến đề xuất đầu tư dự án
Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức 4 đợt trao giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn hàng trăm triệu USD. Tính đến hết tháng 10/2023, vốn FDI vào Đồng Nai đạt hơn 1 tỷ USD, vượt xa kế hoạch năm 2023 (kế hoạch thu hút 700 triệu USD).
Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đến tìm hiểu môi trường đầu tư ở phía Nam luôn chọn Đồng Nai là điểm đầu tiên. Điều này được minh chứng bằng việc từ đầu năm đến nay, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã tiếp hàng loạt tập đoàn lớn đến đề xuất đầu tư dự án, trong đó có nhà đầu tư Mỹ.
Tuần trước, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh làm việc với đoàn công tác của chính quyền khu vực Montgomery (bang Maryland, Mỹ) và Hội đồng Doanh nhân Việt - Mỹ để bàn thảo về cơ hội đầu tư vào Đồng Nai. Dù chưa có đề xuất dự án cụ thể, nhưng các doanh nghiệp Mỹ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.
Trước đó, tháng 10/2023, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai liên tiếp làm việc với 2 tập đoàn của Mỹ. Trong đó, Tập đoàn Coherent đề xuất đầu tư 3 dự án công nghệ cao trong lĩnh vực quang học tiên tiến, đo lường và sản xuất linh kiện bán dẫn. Còn Tập đoàn TWG đề xuất đầu tư đô thị thông minh, dự án nuôi tằm để sản xuất dầu gội.
Trong khi đó, doanh nghiệp Nhật Bản cũng có những động thái rót vốn vào các dự án sản xuất và thương mại - dịch vụ. Mới đây, Tập đoàn Aeon Mall (Nhật Bản) gặp lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để xúc tiến đầu tư Dự án Trung tâm thương mại tại TP. Biên Hòa, với vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Còn Tập đoàn SMC (Nhật Bản) lên kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất tại Đồng Nai, sau khi đã đầu tư một nhà máy rộng 26 ha tại Khu công nghiệp Long Đức (huyện Long Thành).
Không riêng gì doanh nghiệp FDI, mà hàng loạt tập đoàn lớn trong nước cũng tấp nập đến và làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để đề xuất đầu tư dự án. Vào tháng 9/2023, Tập đoàn Ecopark đề xuất với tỉnh Đồng Nai cho phép doanh nghiệp đầu tư Dự án Khu đô thị sinh thái Nhơn Trạch, tổng diện tích khoảng 3.800 ha, để trở thành đô thị vệ tinh của sân bay Long Thành.
Còn Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Donacoop đề xuất đầu tư dự án khu đô thị rộng 1.760 ha tại huyện Nhơn Trạch, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Với KN Investment Group của doanh nhân Lê Văn Kiểm (chủ sở hữu thương hiệu Golf Long Thành) đề xuất là đầu tư 4 dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Long Thành và Cẩm Mỹ.
Hứa hẹn là “ngôi sao” sáng thu hút đầu tư
Trong 2 năm qua, vốn FDI rót vào Đồng Nai có xu hướng giảm và lần đầu tiên trong vòng 30 năm trở lại đây, Đồng Nai rớt khỏi nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Nguyên nhân là tỉnh thiếu quỹ đất công nghiệp lớn để đón các “đại bàng”.
Thế nhưng, sang năm 2023, tình hình thu hút FDI vào Đồng Nai đã khả quan hơn và đang có những tín hiệu tươi sáng khi hàng loạt nhà đầu tư đề xuất dự án tại đây.
Theo kế hoạch, ngày 23/11 tới, Đồng Nai sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, logistics khu vực xung quanh Sân bay quốc tế Long Thành. Tham dự hội nghị này có các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCH), Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KoCham), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCharm), Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham)… cùng lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết, những khó khăn hiện nay như thiếu quỹ đất công nghiệp, hạ tầng thiếu kết nối đang được tỉnh Đồng Nai tích cực tháo gỡ.
Khi tháo gỡ được vướng mắc về thủ tục để triển khai các khu công nghiệp mới, Đồng Nai sẽ có hàng ngàn héc-ta đất để thu hút đầu tư. Với việc có thêm quỹ đất công nghiệp và hạ tầng được hoàn thiện, Đồng Nai hứa hẹn sẽ là “ngôi sao” sáng trong thu hút FDI và sẽ lấy lại vị thế của địa phương trong tốp đầu thu hút đầu tư nước ngoài.
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025