
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
Thông tin trên lập tức nhận được sự quan tâm rất lớn, bởi nếu được triển khai thì đây sẽ là dự án có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, đây sẽ là cơ hội để thu hút thêm dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có nhà đầu tư Hoa Kỳ trong tương lai gần.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về những thông tin liên quan đến dự án này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, đây là tin tốt lành và là điều rất đáng mừng cho sự phát triển không chỉ của riêng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
![]() |
Dự kiến, sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tầm cỡ đến đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Đức Thanh |
Cũng theo ông Châu, có cơ sở để tin rằng, Dự án sẽ khả thi. Trước hết, nhà môi giới là ông Johnathan Hạnh Nguyễn, một doanh nhân Việt kiều có uy tín, bản thân doanh nghiệp của ông đã có “tên tuổi” với nhiều dự án thành công được triển khai thời gian qua. Từ sự giới thiệu của Johnathan Hạnh Nguyễn, các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ đều là nhà đầu tư tầm cỡ, có năng lực tài chính và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến đầu tư.
Cụ thể, trong nhóm các nhà đầu tư đề xuất dự án có 3 doanh nghiệp Hoa Kỳ, gồm: Steelman Partners, Cantor Fitzgerald (tổ chức tài chính, đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính, hiện diện tại hơn 30 thị trường lớn trên thế giới) và Weidner Resorts (thuộc Weidner Holdings, phát triển và quản lý nhiều khách sạn, khu phức hợp nghỉ dưỡng 5 sao ở Hoa Kỳ, châu Á…).
Riêng Steelman Partners đã có nhiều năm kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam khi tham gia thiết kế Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng The Grand Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Happyland (Long An)…
Doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự án này là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch.
Dự kiến, Dự án Khu phức hợp nằm trong Khu chức năng số 1 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô khoảng 11 ha. Trong đó, tòa tháp văn phòng kỳ vọng sẽ là trung tâm tài chính - chứng khoán, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến làm việc. Dự án sẽ được triển khai trong thời gian 3 năm 2 tháng, với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn kỳ vọng, Dự án sẽ thu hút thêm hàng tỷ USD cho Việt Nam, bởi sẽ có hàng trăm doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thế giới đến đây làm việc. Trong đó, riêng Cantor Fitzgerald sẽ kéo 6 - 8 tập đoàn ở Hoa Kỳ tới đầu tư ở TP.HCM và đặt trụ sở tại Khu phức hợp.
Theo các chuyên gia, đây là thời điểm thích hợp để thu hút các dự án trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, dịch vụ tài chính… của các doanh nghiệp tầm cỡ đến đầu tư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Lý do là, đến thời điểm này, nhà đầu tư hạ tầng đã triển khai đồng bộ việc xây dựng các cơ hạ tầng với tiến độ nhanh, tạo diện mạo mới cho Thủ Thiêm và là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc việc đầu tư dự án tại đây.
Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, họ đã làm việc với Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các ngành chức năng về dự án này. Tuy nhiên, phía nhà đầu tư muốn thay đổi một vài chi tiết trong quy hoạch nội khu chức năng số 1, cần thời gian bàn thảo với ngành chức năng, nên thời gian triển khai cụ thể Dự án vẫn chưa được ấn định…
Trong một diễn biến khác, để cam kết cho việc triển khai Dự án, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã đề nghị Chủ tịch Tập đoàn Cantor Fitzgerald viết thư bảo đảm về tài chính của dự án để trình lãnh đạo TP.HCM.
Theo các chuyên gia, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm các phân khu chức năng đều có tác dụng hỗ trợ, bổ sung nhau để hoàn chỉnh các chức năng. Do đó, việc có nhiều dự án phức hợp không ảnh hưởng hưởng đến quy hoạch cũng như các dự án này không cạnh tranh lẫn nhau, mà đều có tác động tích cực.
“Sẽ còn những nhà đầu tư lớn đến đầu tư các dự án trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dịch vụ tài chính… tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm”, ông Châu nhận định và cho biết, quỹ đất tại đây không còn nhiều, nhà đầu tư cần nhanh chân để triển khai dự án. Đồng thời, đã đến lúc, TP.HCM cần chọn lọc nhà đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm để có những dự án quy mô lớn, hiệu quả cao nhất và mang lại điểm nhấn về thẩm mỹ, cảnh quan công trình cho Thành phố.
Tuy nhiên, ông Châu cũng cho rằng, để có thêm nhà đầu tư tầm cỡ chọn Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM cần quan tâm tháo gỡ những vướng mắc để sớm hoàn thiện, đồng bộ cơ sở hạ tầng. Đơn cử, cần sớm di dời âu tàu tại khu vực Ba Son (dù đã bàn giao đất cho doanh nghiệp triển khai dự án) để tạo điều kiện cho nhà đầu tư hạ tầng đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Thủ Thiêm 2. Cùng với đó, việc giải phóng mặt bằng khu vực Ba Son sớm cũng là điều kiện để đầu tư, xây dựng cầu đi bộ và hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort