Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nhà đầu tư lo rủi ro khi triển khai dự án điện
Hải Yến - 08/04/2022 14:10
 
Nhiều nhà đầu tư bày tỏ lo ngại về tính rủi ro trong triển khai các dự án điện, chính sách giá điện chưa hấp dẫn, chính sách đầu tư thiếu ổn định, khó huy động vốn ...
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Chuyên gia kinh tế năng lượng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng điện lực miền Bắc.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Chuyên gia kinh tế năng lượng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng điện lực miền Bắc.

Ngoài nỗi lo huy động đủ vốn cho các dự án điện, nhiều nhà đầu tư còn lo ngại về tính rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư, cơ chế giá điện chưa hấp dẫn, chính sách đầu tư thiếu ổn định...

Chia sẻ tại Hội thảo Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4, PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Chuyên gia kinh tế năng lượng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng điện lực miền Bắc cho hay, khi nhu cầu điện ngày câng lớn thì vốn cho các dự án để đủ điện phục vụ phát triển kinh tế cũng lớn tương ứng. Nhưng để thu hút đầu tư thì khía cạnh lợi ích phải đặt hàng đầu, nhất là với các doanh nghiệp tư nhân, hay kể cả nguồn vốn đầu tư của nhà nước cũng vậy.

Ngành điện đã có thị trường phát điện cạnh tranh nhưng giá bán điện cho người tiêu dùng cuối cùng vẫn do Nhà nước quyết định, thì doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, kể cả với doanh nghiệp có vốn Nhà nước như EVN trong đảm bảo duy trì cung cấp điện. Sẽ không thể thu hút đầu tư vào ngành điện nếu không có cơ chế giá điện đủ hấp dẫn nhà đầu tư, từ đó khó đảm bảo an ninh trong cung cấp điện.

"Trọng tâm nhất là phải có cơ chế giá, lần điều chỉnh gần nhất là 2019 trong khi giá đầu vào luôn biến động. Khó khăn của đầu vào là than, khí tăng cao, kéo chi phí đầu vào tăng chóng mặt",  ông Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh. Do đó, làm thế nào đảm bảo giá điện vẫn thu hút đầu tư và ổn định an ninh năng lượng.

Theo ông Nguyễn Thái Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn năng lượng T&T, Công ty đã khởi công hợp phần kỹ thuật dự án lớn tại Quảng Trị, tổng mức đầu tư 55.000 tỷ VND. Doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc, do dự án triển khai trong thời gian dài, rủi ro của dự án lớn, do giá khí trong thời gian ngắn đã tăng gấp 3 lần.

Đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn năng lượng T&T cho biết thêm, năm 2021, do đại dịch Covid-19 lan rộng tại nhiều địa phương, các dự án điện gió của Tập đoàn đang triển khai thi công đã vấp phải những khó khăn như hạn chế trong vận chuyển, chậm chễ thậm chí gián đoạn trong cung ứng turbine từ nước ngoài về dự ánhuy động nhân lực trong và ngoài nước, tiếp xúc gặp gỡ các cơ quan chức năng ….

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng một số Dự án mới chỉ COD được một phần, phần còn lại đang được đặt trong tình trạng chờ “Xem xét hướng dẫn thực hiện với cơ chế đề xuất mới - Cơ chế Chuyển tiếp”. Điều này dẫn đến các Dự án của Tập đoàn nói riêng và các dự án khác nói chung đang gặp phải những thách thức rất lớn về tài chính khi đã hoàn thành thi công xây dựng, nhưng chưa được ghi nhận sản lượng và doanh thu, đối mặt với việc thiếu nguồn thu trả nợ tới hạn cho các tổ chức tài chính.

Ông Thái Hà nhấn mạnh, điều này không chỉ ảnh hưởng tới chúng tôi mà còn có hệ lụy dây chuyền tới các nhà thầu và các nhà tài trợ tài chính cho dự án.

"Đặc thù của Dự án nhiệt điện khí LNG là dự án rất lớn và gồm nhiều giai đoạn triển khai, với nhiều cấu phần luôn biến động và nhiều rủi ro: rủi ro ở khâu thượng nguồn (nguồn khí, biến động giá), hạ nguồn (giá bán điện), rủi ro đối tác, rủi ro trong quá trình thi công, … sẽ dẫn tới nhiều khó khăn khi triển khai hơn các dự án có quy mô tương tự như nhiệt điện than vốn đã phải đối mặt với tình trạng chậm tiến độ", ông Hà nêu.

Là nhà đầu tư tư nhân tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất năng lượng (từ xây dựng, vận chuyển, lắp đặt...), Trungnam Group có thế mạnh làm điện gió. Với đặc thù làm dự án điện cần một lượng vốn rất lớn, với đặc thù chi phí đầu tư cao, quy mô của Ngân hàng thương mại trong nước bị hạn chế, doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn nước ngoài, đại diện Trungnam Group xác nhận, khó khăn là dự án phải đảm bảo được tỷ suất sinh lời hấp dẫn, ít rủi ro, trong khi quy mô thị trường năng lượng Việt Nam đủ thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhưng yếu tố rủi ro trong đầu tư lại cao.

Ông Lê Như Phước An, Phó tổng giám đốc Trungnam Group cho hay, doanh nghiệp này đang triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo với nhiều dự án đưa vào lưới điện quốc gia, nhưng khó khăn của doanh nghiệp trong thực hiện các dự án rất nhiêu.

"Phải giảm được rủi ro, tăng tỷ suất lợi nhuận mới đảm bảo thu hút vốn đầu tư vào các dự án điện", ông Lê Như Phước An nêu. Cơ chế giá hiện cũng khá bất lợi với nhà đầu tư. Nguồn vốn dùng ngoại tệ nhưng giá điện tính bằng đồng VND, rủi ro cho doanh nghiệp khá hiện hữu.

Trungnam Group đã đầu tư toàn bộ chi phí xây dựng cũng như chi phí vận hành từ năm 2020 cho đến nay, nên việc chỉ khai thác một phần công suất của dự án Điện mặt trời Thuận Nam do chưa có cơ chế giá điện rõ ràng đang gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc đảm bảo dòng tiền và trả nợ ngân hàng. 

Hiện, Trungnam Group là doanh nghiệp tư nhân duy nhất của Việt Nam tham gia vào quá trình truyền tải điện với Trạm biến áp 500kV  và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia (Trạm 500kV Thuận Nam – Ninh Thuận). 

Sự phát triển mạnh mẽ của Năng lượng tái tạo đặc biệt là gió – mặt trời đã tạo ra lượng công suất lớn được hòa vào lưới điện quốc gia. Sự phát triển này gây ra quá tải nghiêm trọng cho hệ thống truyền tải, dẫn đến rất nhiều dự án phải cắt giảm công suất gây thiệt hại tài chính lớn cho doanh nghiệp .

Nhà đầu tư cảm giác rằng, rủi ro đang được đẩy về phía họ và đây là bất lợi, khó trong kêu gọi vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, đại diện Trungnam Group cho biết, đồng thời khẳng định, chi phí đầu tư dự án cao thì giá điện khó mà thấp được. 

Sau thời kỳ bùng nổ phát triển năng lượng mặt trời nhờ các ưu đãi được đưa ra vào năm 2020, ngành điện đã kìm hãm đà phát triển do lỗ hổng chính sách đã đẩy các nhà đầu tư vào tình thế khó xử trong năm nay.

Do đó, giá điện được xác lập sớm sẽ tạo ra động lực cho các doanh nghiệp triển khai dự án của mình.  Dự án Điện mặt trời 450MW và TBA 500kV có gần 40% công suất chưa được xác định giá, cần chính sách cụ thể, nhanh chóng để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp.

Đề xuất tháo gỡ những tồn tại về chính sách trong đầu tư các dự án điện, ông Phước An nêu, cần hoàn thiện cơ chế huy động và đảm bảo nguồn tài chính tư nhân và quốc tế, chính sách tài chính nhằm đẩy mạnh vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo cần được hoàn thiện, giá điện ưu đãi và cạnh tranh, các chính sách thuế ưu đãi cho năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này cần được sử dụng triệt để...

Điện cho phục hồi kinh tế ngày càng "nóng"
Nhu cầu điện phục vụ cho phục hồi kinh tế ngày càng lớn, đật ra bài toán thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư