
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
Sau 5 phiên tăng liên tục, thị trường chứng khoán đối diện với khả năng điều chỉnh kỹ thuật cao bởi tâm lý bảo toàn thành quả của nhà đầu tư. Thực tế cũng chứng minh điều này khi VN-Index tăng nhẹ trong những phút đầu phiên 21/5, sau đó chịu áp lực bán mạnh khiến chỉ số đảo chiều liên tục.
Thị trường chìm trong sắc đỏ suốt phiên chiều trước khi đóng cửa tại 1.277,14 điểm. Chỉ mất 0,03% so với tham chiếu (tương ứng chưa đến 0,5 điểm), nhưng chỉ số đại diện cho sàn TP HCM đã chấm dứt chuỗi tăng liên tiếp đưa thị giá từ vùng 1.240 điểm tiến sát về 1.280 điểm.
Sàn TP HCM hôm nay có 207 cổ phiếu tăng, trong khi số lượng mã giảm là 236. Rổ vốn hoá lớn đóng góp 11 cổ phiếu tăng và 16 cổ phiếu giảm.
![]() |
Bản đồ vốn hoá sàn TP HCM trong phiên 21/5. |
Sắc đỏ áp đảo ở cổ phiếu ngành thép khi toàn bộ đóng cửa dưới tham chiếu, dù biên độ giảm đều không quá 1%. Tương tự, nhóm hàng không cũng ghi nhận hàng loạt mã giảm giá, trong đó hai cổ phiếu trụ là HVN và VJC lần lượt mất 0,2% và 1,8% so với tham chiếu. Ở chiều ngược lại, trạng thái hưng phấn kéo dài ở cổ phiếu ngành dầu khí, phân bón, cảng biển, chứng khoán.
Nhóm ngân hàng có sự phân hoá tương đối mạnh khi VCB giảm 0,9% xuống 91.100 đồng, qua đó đứng đầu danh sách những mã tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. TCB, VJC, VHM, GVR và VIC nối tiếp danh sách này với mức giảm dao động 0,5-2%.
Trong khi đó, FPT tăng 2,26% lên 136.000 đồng và trở thành trụ đỡ cho thị trường trong phiên 21/5. Hai mã ngân hàng xếp sau trong danh sách tác động tích cực đến VN-Index là BID và CTG với mức tăng lần lượt 0,8% và 0,9%.
Thanh khoản thị trường hôm nay đạt 972 triệu cổ phiếu, giảm mạnh so với mức 1,16 triệu của phiên đầu tuần. Giá trị giao dịch theo đó đạt gần 24.000 tỷ đồng, giảm so với mức 27.679 tỷ đồng của phiên trước. Cổ phiếu của Tập đoàn Hoà Phát có phiên thứ hai liên tiếp đứng đầu về giá trị khớp lệnh trên sàn TP HCM với 662 tỷ đồng, tiếp đến là TCB 533 tỷ đồng và SSI 512 tỷ đồng.
![]() |
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phiên 21/5. |
Ở chiều ngược lại, dòng tiền của nhà đầu tư ngoại rót mạnh vào cổ phiếu DBC với giá trị ròng hơn 302 tỷ đồng. HPG hôm nay cắt đứt mạch tăng nhưng vẫn hút hơn 83 tỷ đồng mua ròng của khối ngoại.
Về phía tự doanh, MWG là cổ phiếu hút mạnh dòng tiền của các công ty chứng khoán với giá trị mua ròng hơn 47 tỷ đồng. Trong khi đó, DBC chịu áp lực xả hàng mạnh bởi tự doanh khi giá trị bán ròng lên đến 205 tỷ đồng và phần lớn được hấp thụ bởi khối ngoại.

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower