-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
“Mặt trận” chuyển về nông thôn
Khác với trước đây là chỉ nhắm vào khách hàng khu vực nông thôn bằng việc cho ra đời các gói cước khuyến mãi đơn giản, thì nay, các nhà mạng đã đầu tư nhiều hơn, sâu hơn và coi nông thôn như một nhóm khách hàng tiềm năng.
Mới đây nhất, VinaPhone đã cho ra đời dịch vụ “Nông thôn xanh”, để cung cấp cho khách hàng những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về giá nông sản ở thị trường trong nước và quốc tế và các thông tin về thời tiết nông vụ, cách phòng tránh dịch bệnh trong nông nghiệp. “Nông thôn xanh” chia thành các gói nhỏ với các bản tin tư vấn nông nghiệp (kỹ thuật, thị trường, giá cả) theo các gói lúa, cà phê, tiêu, điều, cao su, tôm, cá, cảnh báo theo 7 vùng sinh thái... Mỗi gói sản phẩm có giá dịch vụ 5.000 - 7.000 đồng/tuần, gói cảnh báo vùng sinh thái: 10.000 đồng/tháng.
Dịch vụ “Nông thôn xanh” của VinaPhone |
Trước đó, MobiFone đã tung ra dịch vụ “Nhà nông xanh”, cung cấp thông tin cập nhật, chính xác về giá các loại nông sản (cà phê, lúa…); các thông tin tư vấn về diễn biến thị trường nông sản trong nước và thế giới. Ngoài ra, dịch vụ cũng cung cấp thông tin thời tiết nông vụ; thông tin cảnh báo dịch bệnh, cách phòng tránh, điều trị dịch bệnh trong nông nghiệp và các loại thông tin quan trọng khác liên quan đến nông nghiệp.
MobiFone có 3 gói dịch vụ khác nhau bao gồm: gói lúa (cước phí 7.000 đồng/7 ngày), gói cà phê (cước phí 7.000 đồng/7 ngày) và gói cảnh báo nông nghiệp (5.000 đồng/7 ngày).
“Ông lớn” Viettel cũng không chậm chân trong cuộc chơi khi đưa vào ứng dụng dịch vụ Agri.ONE - giải pháp nông nghiệp điện tử - để cung cấp thông tin tư vấn cũng như các giao dịch vật tư nông nghiệp trực tiếp với doanh nghiệp. Theo đó, toàn bộ thông tin chi tiết về vốn, giống, kỹ thuật canh tác, thời tiết, dịch bệnh, giá cả đầu ra… được Agri.ONE cung cấp cho hàng triệu thuê bao di động của nông dân.
Và ngay cả một nhà mạng nhỏ như Vietnamobile cũng đã cung cấp sim "Nhà nông" bán kèm DVD (có các chương trình dạy nghề) và bà con có thể sử dụng sim này gọi điện miễn phí đến tổng đài tư vấn nông nghiệp.
Những động thái trên cho thấy, các nhà mạng đã chuyển hướng đầu tư. Đây có thể được coi là tin vui cho bà con nông dân. Quan trọng hơn, việc đầu tư này đã chuyển sang hướng khác, mang tính chất chuyên sâu, dẫn dắt để nông dân tìm hiểu, nâng cao nhận thức nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học, mang lại hiệu quả cho sản xuất, từ đó mang lại những giá trị tốt hơn cho xã hội và người dân.
Nhà mạng giúp gì cho nhóm khách hàng mới?
Theo ông Bùi Quang Huy, Giám đốc Trung tâm Phát triển dịch vụ mới thuộc Bộ phận giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông của Viettel, lâu nay, nông dân gặp nhiều khó khăn, như bị thương lái ép giá, bị động trong phòng chống dịch bệnh cho sản phẩm...) do họ thiếu thông tin cập nhật và kiến thức liên quan đến nông nghiệp. Viettel muốn tận dụng hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin sẵn có cung cấp dịch vụ hữu ích cho nông dân, đồng thời tạo doanh thu cho mình.
Ông Huy cho biết, sắp tới, Viettel sẽ mở rộng dịch vụ này ra 5 tỉnh Tây Nguyên và 6 tỉnh Đông Nam Bộ. Trong tương lai, Viettel sẽ cung cấp dịch vụ trên toàn quốc.
Còn ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng của MobiFone cũng cho rằng, với những thông tin cập nhật hàng ngày về nông nghiệp, bà con nông dân sẽ có thêm những hướng xử lý phù hợp trong quá trình canh tác cũng như thu hoạch nông sản, góp phần chọn được những thời điểm thuận lợi để bán nông sản với giá cao.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp của các nhà mạng thực sự mang đến lợi ích cho 3 bên: nhà mạng có thêm khách hàng, doanh thu; nông dân có thêm thông tin để nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng; doanh nghiệp nông nghiệp có cơ hội để giới thiệu trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của mình, giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng, thực hiện đào tạo, tư vấn cho nông dân và hệ thống đại lý...
Tuy nhiên, vấn đề các nhà mạng cần quan tâm là, dịch vụ của họ đang “na ná” nhau, đều là các dịch vụ cung cấp thông tin giá cả, thời tiết, tư vấn nông nghiệp…, trong khi khách hàng khu vực nông thôn đang “khát” các thông tin mới, lạ, hữu ích và nhanh hơn. Đáp ứng được nhu cầu này, nhà mạng mới có thể thắng các đối thủ trong cuộc cạnh tranh cung cấp dịch vụ cho khu vực nông thôn.
-
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air -
Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up