
-
ASEAN xem xét mở rộng trao đổi C/O điện tử với một số nước
-
Hải quan Thái Bình: Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng tăng 21,7%
-
Thúc đẩy sớm hoàn tất đàm phán FTA Việt Nam - Khối thị trường chung Nam Mỹ
-
Đề xuất tăng mức ký quỹ đa cấp lên 50 tỷ đồng
-
Petrovietnam tăng trưởng ổn định trong nửa đầu năm -
EVNGENCO1 đẩy nhanh thủ tục để sớm được giao hàng loạt dự án điện
![]() | ||
Nhà nước tiếp tục yêu cầu SCIC nắm giữ, đầu tư dài hạn vốn tại Vinamilk |
Ngoài Vinamilk, 3 doanh nghiệp khác cũng được Nhà nước giao SCIC nắm giữ vốn đầu tư dài hạn là CTCP Viễn thông FPT, Dược Hậu Giang và Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare).
Cũng theo Đề án này, Nhà nước chỉ duy trì 100% vốn tại 3 công ty TNHH một thành viên gồm Đầu tư SCIC, Đầu tư và Kinh doanh khoáng sản Vinaconex, Khai thác và Chế biến đá An Giang; giữ cổ phần chi phối tại 24 doanh nghiệp, hầu hết là các doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, ngoài Tổng CTCP Bảo Minh, Công ty TNHH hai thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền.
Từ nay đến năm 2015, SCIC phải tiến hành cổ phần hóa và không nắm giữ cổ phần chi phối đối với 2 công ty TNHH một thành viên là Thương mại, du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên và Khoáng sản Lai Châu.
Một điểm đáng lưu ý nữa trong Đề án Tái cơ cấu SCIC là từ nay đến năm 2015, “siêu tổng công ty” này phải thoái vốn nhà nước tại 376 doanh nghiệp, trong đó có cả Tổng CTCP Điện tử và Tin học Việt Nam, Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam, Vinaconex, Xây dựng điện Việt Nam, FPT, Dabaco Việt Nam và Tập đoàn Bảo Việt.
Hàng loạt CTCP có quy mô vốn lớn, có thương hiệu, truyền thống và chỗ đứng trên thị trường cũng sẽ được SCIC đem bán gồm Bóng đèn Điện Quang, Nước khoáng Vĩnh Hảo, Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và TP.HCM, Sứ Hải Dương, Xi măng Tiên Sơn, Thiết bị phụ tùng Hà Nội, Bao bì Việt Nam, Cơ khí ngân hàng, Đầu tư xây dựng ngân hàng, Dược phẩm Agimexpharm, Thiết bị vật tư ngân hàng, Thẩm định giá miền Nam, Bao bì nhựa Tân Tiến, Bảo vệ thực vật An Giang, Nhựa thiếu niên tiền phong, Nhựa Bình Minh, Nhựa Rạng đông, Giống cây trồng miền Nam, Bóng đèn phích nước Rạng đông, Giống cây trồng Trung ương, Giày Đông Anh, Đầu tư Bảo Việt-SCIC, Gemadept, Cảng Vũng Áng Việt-Lào...
Ngoài ra, SCIC cũng sẽ rút dần ra khỏi lĩnh vực sản xuất điện bằng việc thoái vốn nhà nước tại CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh, Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Nhiệt điện Hải Phòng, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Phả Lại.
Việc thoái vốn, theo Đề án là nhằm đưa SCIC thực sự trở thành công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, độc quyền tự nhiên, cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
Sau khi thực hiện thoái vốn, đến năm 2015, SCIC có vốn điều lệ 50 ngàn tỷ đồng và chỉ tập trung vào đầu tư và quản lý vốn theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đã tiếp nhận; đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế; cung cấp dịch vụ tư vấn (đầu tư, tài chính; chuyển đổi, quản trị, mua - bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ khác).
Để thực hiện lộ trình thoái vốn nêu trên, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu SCIC ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp, phương án tái cơ cấu và kế hoạch bán vốn hàng năm để bảo đảm danh mục đầu tư của Nhà nước thông qua SCIC đến năm 2015 còn không quá 100 doanh nghiệp.
Ngoài nhiệm vụ đẩy mạnh đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng giao SCIC chủ động nghiên cứu và tham gia thực hiện tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty khác với vai trò là nhà đầu tư tài chính.
Theo số liệu của SCIC, tính đến thời điểm này, sau 8 năm hoạt động, Tổng công ty đã thoái vốn tại hơn 600 doanh nghiệp (trong số gần 1.000 doanh nghiệp tiếp nhận), thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần giá trị sổ sách); trực tiếp thực hiện đổi mới, sắp xếp và cổ phần hóa thành công 22/26 công ty TNHH 100% vốn nhà nước tiếp nhận từ các bộ ngành, địa phương.
Tính đến đầu tháng 10/2013, danh mục đầu tư của SCIC (sau khi đã thoái vốn) có tổng giá trị theo thị trường khoảng 71 ngàn tỷ đồng (theo sổ kế toán là hơn 14.000 tỷ đồng), nhiều doanh nghiệp hiện đang do SCIC nắm giữ vốn như Vinare, FPT, Vinamilk, Nhựa thiếu niên tiền phong, Dược Hậu Giang... đã có vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mạnh Bôn

-
Thúc đẩy nhà thầu Việt Nam vươn ra quốc tế: Con đường xây dựng thương hiệu quốc gia -
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan -
Biến số mới tại thị trường hàng không nội địa -
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân -
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”