-
Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2024-2025: Hà Nội đứng đầu với 200 học sinh đạt giải -
Hà Nội tăng 21 bậc trên bảng xếp hạng bảo vệ môi trường quốc gia -
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025"
Buổi giao lưu có diễn giả TS. Hà Thanh Vân (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cùng đông đảo bạn văn, độc giả thuộc nhiều tầng lớp giáo sư, bác sỹ, nhà toán học, kỹ sư... và học trò đến chúc mừng tác giả Nguyễn Hồng Lam.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Hồng Lam đã từng được biết đến với nhiều tác phẩm Truyện ký từ những năm 1996: Phục Thiện (1996), Đường đời trong lòng bàn tay (1998), Người Saigon đánh Mỹ (1999), Chiếc cầu có đám ma đi qua (2001), Người của Giang hồ ( 2004 - 2009), Vụ án đồi hoa mai (2005), Bản tình ca khúc khuỷu (2022)...
Thoạt đầu nghe tên quyển sách làm độc giả không khỏi tò mò và suy ngẫm, sao lại tình ca - sao lại là khúc khuỷu?. Bản chất cái tên đã gợi lên cho chúng ta tư duy một sự lãng mạn một sự yêu thương đồng hành cùng những nỗi niềm Trắc trở đau đáu trong hành trình của một đời người; tưởng chừng đi tìm hạnh phúc là đơn giản nhưng số phận hay định mệnh họ trót mang ở kiếp này đôi khi một giấc mơ hạnh phúc cũng khó thành hiện thực. Như tác giả đã viết: “Ngõ đàn bà - Nơi đó niềm vui thường thoáng qua, nỗi buồn thì đọng mãi!”.
Khi một nỗi đau bạn có thể nói ra thì điều đó giúp bạn vơi đi một ít nhưng nếu nỗi đau không thể tỏ bày không thể nói ra được thì thật sự đó là tột cùng đau khổ của số phận họ trót mang; từ đó tác giả mang trên mình một sứ mạng - một thông điệp và khả năng cảm thụ sâu sắc để truyền tải đến mọi người một cách chân thật nhất, mộc mạc - tinh tế nhất theo cách tác giả đang làm như chính bản chất con người của tác giả, không ai khác làm được điều đó.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Hồng Lam tại talkshow "Chạm ngõ đàn bà", |
Bản tình ca khúc khuỷu được đúc kết từ 16 câu truyện ký, ở đó miêu tả những nỗi niềm phụ nữ những thân phận cam khổ, chịu thương chịu khó, những con người thật, những sự việc đã xảy ra, những cuộc đời cụ thể đã bị số phận khắc dấu.
Đó là cuộc đời hai người phụ nữ Võ Thị Gặp và Lữ Thị Toán gồng gánh một mình chăm sóc gia đình, sau khi chồng đi bộ đội, để rồi khi chiến tranh kết thúc, chồng trở về, hai bà nhận ra mình không thể có thai, và quyết định cho chồng lấy vợ khác để “góp hai cuộc đời lại cho một cuộc đời” (Hai bà mẹ xóm Cồn)... em gái miền Tây ngọt ngào chân chất trong “Về xứ bốn ngàn”, “Người đàn bà chờ“, “Những đứa trẻ không có mùa thu”, “Balllad - Nơi dòng sông không chảy”... đến cô giáo Ngọc Điệp sắt son chung thủy chờ đợi người đàn ông cô yêu thương mười mấy năm thọ lãnh án tù chờ ngày mãn hạn; tưởng chừng ước mơ trong đời cô được với tới; điều đơn giản mà không đơn giản!; Chiếc áo dài khuỵu gối - những cành hoá tím bay lã chã rơi rụng như ước mơ cô tình yêu của cô - dự kiến của hai người - cuộc đời của cô bỗng chốc bay lên làn mây xám thăm thẳm.
Những nỗi đau tột cùng thân phận đàn bà trót mang được tác giả chuyển tải với giọng văn nhẹ nhàng, mộc mạc đôi lúc thi vị và dí dỏm bi mà không quá bi; từ ngữ vùng miền được tác giả miêu tả rắn chắc và kỹ lưỡng dù bối cảnh miền Tây sông nước hay xứ võ Bình Định, Khúc ruột miền trung... hay là những sự kiện xảy ra trước chiến tranh, trong và sau chiến tranh 1975
Điều đó không đơn giản, không phải nhà văn nào cũng làm được. Đó là trải nghiệm cuộc đời là kinh nghiệm sống, là quá trình đam mê nghiên cứu lịch sử - dòng sự kiện - sống cùng nhân vật - hiểu cảm thông thậm chí là yêu thương luôn nhân vật của mình thì mới viết nên những bản tình ca khúc khuỷu như vậy!.
Đó là chính là giá trị cốt lõi của Nhà văn, nhà báo Nguyễn Hồng Lam khi truyền phần hồn vào tác phẩm. Văn chương mà không văn chương, văn chương gắn kết với đời đó là Ký sự.
Bản thân tác giả cũng thấm nhuần dòng máu nhà báo tuôn chảy nên tác phẩm dường như được “double check” không những vài lần mà phải lấy ký sự nhiều lần sống với nhân vật thì mới ra được vấn đề. Mặt khác lại mang dòng máu văn chương nên Truyện ký lại được truyền tải bởi giọng văn mượt mà - mộc mạc và lém lỉnh dí dỏm điều đó làm “chất bi“ trong tác phẩm sẽ “giảm bi“ đi. Nếu ngẫm nghĩ một tác phẩm mà bi thương quá thì liệu độc giả còn kiên nhẫn đọc đến dấu chấm cuối cùng.
Đó là nét độc đáo của Nhà văn, nhà báo Nguyễn Hồng Lam làm cho tác phẩm luôn hút độc giả đến câu chữ cuối cùng.
Trong buổi giao lưu tác giả chia sẻ: “Tất cả những nhân vật trong cuốn sách đều không nổi tiếng. Nhưng với tôi, họ đều là những cuộc đời kỳ vĩ".
"Cuộc đời, hoặc phần đời im lặng nào đó của họ đã nói được rất nhiều điều, nhiều hơn tất cả những gì họ có thể kể, khiến người khác, ít nhất là khiến tôi, đôi khi, phải tự nhủ mình im lặng để mà suy nghĩ. Họ sống như đã sống, sống xứng đáng, vì đơn giản, đó đều là những con người đã sống đến kiệt cùng đời họ, đi đến nấc giản dị cuối cùng mà thiên chức buộc họ trót phải mang. Thiên chức ấy có tên chung là ngõ đàn bà. Ở đó, niềm vui thường thoáng qua, nỗi buồn thì đọng mãi”…
Tác giả giao lưu cùng độc giả |
Nói một cách lạc quan, trong cuộc sống hiện đại nếu các bạn trẻ các chàng trai, cô gái, những người phụ nữ hiện đại... một lúc nào đó vì vấn đề tâm tư tình cảm, vì stress của công việc mà một thoáng nghĩ rằng mình là người bất hạnh, hay tự nhận mình là người đau khổ thì hãy một lần đọc thử dù là đọc một chapter một câu truyện ký bất kỳ trong tác phẩm này chúng ta hãy nhìn xuống để thấy nỗi khổ của những người phụ nữ trong tác phẩm tiêu biểu cho hàng vạn trường hợp đồng bào mình như vậy.
Từ đây chúng ta sẽ nhìn nhận lại nỗi đau của mình là không là gì cả, hãy sống lạc quan, cố gắng phấn đấu. Sau cơn mưa trời lại sáng, giông tố qua rồi ta sẽ thấy bình minh! Hãy tin ở Hoa Hồng!.
-
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025" -
Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
"Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025": Bữa tiệc âm nhạc cuối tuần rực rỡ -
Chương trình Xuân Quê hương 2025: Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng