-
Cơ hội cho người nông dân bày tỏ tâm tư và thúc đẩy nông nghiệp bền vững -
Tập đoàn TTC bắt tay Sojitz Việt Nam đẩy mạnh phát triển bền vững -
Đà Nẵng dành hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo môi trường, nâng cấp âu thuyền và cảng cá Thọ Quang -
Hành trình Net Zero cần phải “xanh” từ nhận thức -
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Đồng Tháp: Gắn hiệu quả kinh doanh với trách nhiệm xã hội -
Tăng cường ứng dụng máy bay không người lái trong bảo vệ thực vật
Xin ông nhận xét về chuyển động của phân khúc bất động sản công nghiệp từ đầu năm đến nay tại các tỉnh phía Bắc?
Nhìn chung, thị trường bất động sản công nghiệp phía Bắc tiếp tục triển vọng, đặc biệt khi dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào nhờ vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Các tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh và Hà Nội không chỉ dẫn đầu cả nước về thu hút FDI mà còn được đánh giá cao nhờ chính sách ưu đãi hấp dẫn và cơ sở hạ tầng công nghiệp phát triển.
Giai đoạn 1 thuộc dự án công nghiệp của KCN Việt Nam tại Khu công nghiệp DEEP C |
Ngoài 2 dự án chất lượng cao hiện hữu tại các khu công nghiệp có vị trí chiến lược như DEEP C (Hải Phòng), Thuận Thành 3B (Bắc Ninh), dự kiến trong giai đoạn 2025 - 2026, với quỹ đất sẵn có, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục triển khai các dự án mới tại Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Giang. Từ kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đã và đang chứng kiến sự phát triển rõ nét của thị trường này, cả ở quy mô và chất lượng khi dòng vốn FDI thế hệ mới gia tăng.
Cụ thể, dòng vốn FDI thế hệ mới đang đổ vào thị trường này có điểm gì nổi bật?
Không chỉ mở rộng về quy mô mà thời gian qua, FDI vào Việt Nam còn gắn chặt với các yếu tố phát triển bền vững. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tích cực triển khai và tuân thủ các tiêu chí ESG. Thực hành ESG không chỉ thể hiện quan tâm đến trách nhiệm xã hội và môi trường mà còn là lợi thế cạnh tranh, giúp họ đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế.
Do đó, khi chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong các tiêu chí lựa chọn nơi thiết lập sản xuất. Ngoài yêu cầu về hạ tầng hiện đại, họ đặc biệt chú trọng đến các khu công nghiệp, nhà xưởng đáp ứng tiêu chí “xanh”, bền vững. Vì thế, chúng tôi đang phát triển các dự án theo hướng đáp ứng được hàng loạt các yêu cầu khắt khe và tiến bộ này.
Tập đoàn KCN Việt Nam đang đón đầu xu hướng "xanh hóa" này ra sao?
Thời gian qua, KCN Việt Nam tích cực triển khai các dự án có quy mô và chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh quốc tế. Điển hình là Giai đoạn 2 dự án kho xưởng xây sẵn tại DEEP C - Hải Phòng.
Sau khi hoàn thành vào quý I/2025, dự án tại Khu công nghiệp DEEP C - Hải Phòng sẽ cung cấp hơn 150.000 m2 diện tích sàn cho thuê kho, xưởng chất lượng cao |
Không chỉ đạt các tiêu chuẩn cao về xây dựng, cùng các tiêu chí kỹ thuật nhằm hỗ trợ tối ưu cho nhiều ngành nghề công nghiệp sản xuất, logistics, Giai đoạn 2 còn là dự án tiên phong trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về công trình xanh và hướng tới đạt tiêu chuẩn LEED Bạc (Silver).
Việc áp dụng tiêu chuẩn LEED và các quy chuẩn về công trình xanh là minh chứng cho sự đầu tư nghiêm túc của chúng tôi đối với khía cạnh môi trường, phát triển bền vững khi có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm đến 25% năng lượng và giảm 10% lượng nước sử dụng. KCN Việt Nam kỳ vọng hạ tầng công nghiệp của chúng tôi còn có thể mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp khách hàng trong việc tối ưu hoá chi phí vận hành, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, góp phần tăng năng suất lao động và phúc lợi cho người dân địa phương.
Trước đó, chúng tôi đã công bố định hướng phát triển công trình xanh, mục tiêu đạt các quy chuẩn, chứng nhận về tính bền vững cho các dự án trong tương lai. Đây là bước đi chiến lược của KCN Việt Nam trong việc phát triển bền vững, nhằm thu hút các nhà đầu tư FDI chất lượng cao, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của bất động sản công nghiệp Việt Nam. KCN DEEP C (Giai đoạn 02) cũng chính là dự án khởi động định hướng này,
Ông dự đoán gì về triển vọng phát triển của khu công nghiệp xanh tại Việt Nam thời gian tới?
Triển vọng phát triển dự kiến rất tích cực, khi xu hướng này trở thành yêu cầu tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hướng đến mục tiêu Net Zero. Sự chuyển đổi "xanh hóa" không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới.
Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam với mong muốn phát triển bền vững, và các khu công nghiệp xanh chính là điểm đến lý tưởng cho họ. Điều này không chỉ giúp đất nước duy trì, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế, hướng đến mục tiêu Net Zero vào 2050 mà Chính phủ đã cam kết.
-
Doanh nghiệp vẫn tự “bơi” trong chuyển đổi xanh -
Ngành công nghệ sinh học Việt Nam vắng bóng khối tư nhân -
Tập đoàn TTC bắt tay Sojitz Việt Nam đẩy mạnh phát triển bền vững -
Đà Nẵng dành hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo môi trường, nâng cấp âu thuyền và cảng cá Thọ Quang -
Hà Nội hỗ trợ giống, vật tư cho nông dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
Hành trình Net Zero cần phải “xanh” từ nhận thức -
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Đồng Tháp: Gắn hiệu quả kinh doanh với trách nhiệm xã hội
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá
- FPT Software giành giải Kiến tạo việc làm tại ESG Business Awards 2024
- Finest Future mang cơ hội học tập tại Phần Lan đến học sinh Việt Nam