
-
Ninh Bình xây dựng Khu nhà ở công vụ, đảm bảo ổn định cho cán bộ sau hợp nhất tỉnh
-
Tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội năm học 2025 - 2026: 15 trường có điểm chuẩn từ 23 điểm trở lên
-
Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025
-
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC
-
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập
![]() |
Nhạc sỹ Phó Đức Phương (góc phải, áo hồng) cùng 'Bộ tứ sông Hồng' năm 2018 (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Nguồn tin từ gia đình cho biết nhạc sỹ Phó Đức Phương vừa qua đời sáng ngày 19/9 sau một thời gian chiến đấu với bệnh ung thư tụy.
Trước đó, ngày 18/9, nhận thấy sức khoẻ của nhạc sĩ Phó Đức Phương chuyển biến xấu, gia đình đã nhanh chóng đưa ông vào bệnh viện. Đến sáng ngày 19/9, ông trút hơi thở cuối cùng.
Ngày 10/7 vừa qua, các nghệ sĩ Thanh Lam, Mỹ Linh, Tùng Dương, Phương Anh… còn vinh danh ông trong “Đêm nhạc Phó Đức Phương - Khúc hát phiêu ly” tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương sinh năm 1944 tại Tân Tiến, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên. Ông từng nhận được 1 đề cử tại giải Cống hiến và giữ vị trí Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội trước khi về hưu.
Nhạc sỹ Phó Đức Phương từng đỗ khoa Toán trường đại học Sư phạm. Ba năm sau ông thôi học và trở thành nông trường viên ở tỉnh Hòa Bình. Giữa năm 1966, nhạc sỹ quay lại trường học và thi đỗ vào trường Âm nhạc Việt Nam. Trong thời gian này, ông sáng tác bài hát “Những cô gái quan họ.”
Thuộc thế hệ nhạc sĩ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ, nhạc sỹ Phó Đức Phương có đam mê với hội họa, thơ ca, lịch sử và thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng, những “con chim đầu đàn” thời ấy.
Ông luôn đưa vào các tác phẩm của mình sự tìm tòi, khai thác tinh hoa trong âm nhạc dân gian các vùng miền. Cũng nhờ thế mà các tác phẩm của ông đều mang màu trữ tình hòa với âm hưởng dân ca, được yêu thích bởi thính giả nhiều thế hệ, nhiều độ tuổi.
Các sáng tác nổi tiếng của ông gồm: "Những cô gái quan họ," "Hồ trên núi," "Huyền thoại Hồ núi Cốc," "Trên đỉnh Phù Vân," "Một thoáng Tây Hồ," "Mộng mị Sapa," "Biển mũi," "Chảy đi sông ơi"... Ông còn viết nhạc cho hàng chục bộ phim: "Những đứa con," "Trăng rằm," "Lưu lạc," "Giông tố"... và nhạc cho nhiều vở sân khấu như: "Hồn Trương Ba da hàng thịt," "Nguồn sáng trong đời," "Tôi và chúng ta," "Nghêu sò ốc hến," "Thầy khoá làng tôi," "Rừng trúc"...

-
Trường học Song ngữ tại Hà Nội được công nhận kiểm định Quốc tế toàn diện WASC -
Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp -
Ngành văn hóa - thể thao TP.HCM định hướng chiến lược sau sáp nhập -
Hà Nội đăng cai tổ chức Festival Làng nghề quốc tế năm 2025 -
Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm có thể được hưởng lương hưu -
Giai đoạn 2026 - 2035: Xây dựng nông thôn mới hiện đại, toàn diện, bền vững -
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower