-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
VNPay tích hợp giải pháp thanh toán bằng QR Pay trên Mobile banking. Ảnh: Đức Thanh |
Thương mại điện tử: Gọi tên ai?
Việt Nam đang có môi trường thuận lợi để thương mại điện tử bùng phát. Với dân số gần 665 triệu người, nền kinh tế số của ASEAN vừa đạt chạm ngưỡng 100 tỷ USD trong năm nay, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái. Trong đó, hai đại diện dẫn đầu là Indonesia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 40%/năm.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết: "Hiện tại, giá trị thị trường thương mại điện tử của Việt Nam vào khoảng 8 tỷ USD, đứng thứ 3 tại Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD). Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thương mại điện tử và có nhiều yếu tố để vượt qua Thái Lan trong tương lai gần”.
Hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có sự cạnh tranh khá nóng bỏng giữa “ngũ đại gia”, gồm Lazada, Shopee, Sen Đỏ, Thế giới Di động, Tiki. Trong đó, Lazada (Alibaba) và Shopee (cổ đông lớn là Tencent) được coi là kỳ lân.
Lazada, sau khi được Alibaba mua lại Lazada Đông Nam Á vào năm 2016, đã được rót 4 tỷ USD vốn đầu tư với kỳ vọng thống lĩnh thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Shopee với sự hậu thuẫn của Tencent cũng không kém cạnh khi thông báo phát hành cổ phiểu để huy động vốn và đầu tư thêm 1,5 tỷ USD vào hồi tháng 3/2019.
Trong khi đó, 2 sàn thương mại điện tử khác là Sen Đỏ và Tiki cũng được rót vốn ngoại để cạnh tranh. Sau khi nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD, Sen Đỏ sẽ tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư tham gia vòng gọi vốn tiếp theo. Tiki cũng vậy, sau khi nhận khoản đầu tư 44 triệu USD từ JD.com tiếp tục tìm kiếm những thoả thuận đầu tư với giá trị có thể lên tới trên 100 triệu USD.
Báo cáo mới nhất của iPrice Group về 10 sàn thương mại điện tử có tổng số lượt truy cập website cao nhất tại thị trường Đông Nam Á cho thấy, có đến 5 cái tên của Việt Nam: Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và FPTShop. Ngoài các công ty Việt Nam, 5 cái tên còn lại trong Top 10 là 2 ông lớn Lazada và Shopee cùng 3 start-up “kỳ lân” từ Indonesia là Tokopedia, Bukalapak và Blibli.
Như vậy, nếu được gia tăng tiềm lực tài chính, đầu tư mở rộng kho bãi, công nghệ và nguồn hàng, những cái tên như Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động hoàn toàn có hy vọng trở thành kỳ lân trong lĩnh vực thương mại điện tử trong tương lai.
Thanh toán điện tử: Điểm mặt những ngôi sao đang lên
Cuối tháng 7/2019, cả thị trường công nghệ Việt choáng váng với thông tin Quỹ SoftBank Vision Fund và GIC Pte (Singapore) đầu tư tới 300 triệu USD vào VNPay, một trung gian thanh toán của Việt Nam. Trước đó, đầu năm 2019, MoMo công bố thông tin về việc nhận vốn "khủng" chưa từng có trong giới công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam, đến từ nhà đầu tư Warburg Pincus. Theo Crunchbase, số vốn đầu tư mới nhất rót vào MoMo trị giá 100 triệu USD.
Hay như ví điện tử 1Pay của Việt Nam đã bán tới 90% cổ phần cho Ascend Money, một công ty tài chính Thái Lan có tới 30% cổ phần thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Sau khi bị thâu tóm, 1Pay bắt đầu tích hợp nền tảng của mình với nền tảng ví điện tử TrueMoney của Ascend và cung cấp ra thị trường Việt Nam…
“Các dịch vụ tài chính Đông Nam Á đang tăng trưởng nhanh chóng, với các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số đã đạt đến một bước ngoặt và được kỳ vọng sẽ vượt qua 1.000 tỷ USD tổng giá trị giao dịch tính đến năm 2025”, ông Florian Hoppe, Trưởng bộ phận Ứng dụng kỹ thuật số khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Bain & Company cho biết.
Chính vì vậy VNPay, MoMo, NextTech, ZaloPay, ViettelPay, Appota… đều có thể trở thành những kỳ lân mới trong thanh toán điện tử tại Việt Nam nếu “gặp thời, gặp vận”.
Chưa hết, tại Việt Nam, mô hình cho vay ngang hàng (P2P) tuy chỉ mới xuất hiện, nhưng đến nay đã có 40 công ty hoạt động, như Tima, vaymuon, Mofin, HuyDong…
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh mới giàu tiềm năng này đang thiếu hành lang pháp lý, nên làm dấy lên lo ngại về rủi ro đối với tất cả các bên tham gia.
Lấp ló kỳ lân trong lĩnh vực khác
Bên cạnh thương mại điện tử, thanh toán điện tử, còn nhiều mảng kinh tế khác cũng đang nuôi dưỡng, hình thành các doanh nghiệp triệu USD - nền tảng để bứt phá thành kỳ lân.
Đó có thể sẽ là lĩnh vực gọi xe công nghệ tại Việt Nam, đạt quy mô 1,1 tỷ USD năm 2019. Dự báo, đến năm 2025, quy mô thị trường gọi xe Việt Nam sẽ đạt mức 4 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí thứ 4, đồng hạng với Philippines.
Thị trường gọi xe trực tuyến đang là cuộc so kè giữa các “ông lớn” nước ngoài như Grab, Go Việt (thuộc Go-Jek) với các doanh nghiệp Việt như FastGo, be, Mygo…
FastGo với sự chống lưng của Nexttech mới đây đã ký kết thỏa thuận cùng Vingroup để bước đầu đưa 1.500 xe VinFast Fadil vào cung cấp dịch vụ gọi xe. Hay như Mygo với sự hậu thuẫn, trợ giúp từ hệ sinh thái khổng lồ của Viettel cũng sẽ là một đối thủ tiềm năng trong tương lai. Đây là 2 thế lực lớn có thể tranh miếng bánh 4 tỷ USD và trở thành kỳ lân trong vài năm tới.
Tương tự, mảng du lịch trực tuyến tại Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD (tăng trưởng 15%), dự kiến đạt 9 tỷ USD năm 2025. Hiện 80% thị phần của thị trường du lịch trực tuyến (đặt vé máy bay, book tour, đặt phòng khách sạn…) đang rơi vào tay khối ngoại như Agoda, Booking, Tripadvisor.com, Expedia.com, Traveloka... Trong khi đó, tại Việt Nam, một số tên tuổi của doanh nghiệp trong nước như Chudu24.com, Ivivu.com, Vinabooking.vn, Mytour.vn, VnTrip… vẫn chưa kịp lớn.
Tuy nhiên, một số ứng dụng du lịch trực tuyến của Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm trong các vòng gọi vốn gần đây. Điển hình là VnTrip được rót vốn lần 3 từ nhà đầu tư Thụy Sỹ - IHAG Holding, với mức định giá 45 triệu USD, tương đương 1.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngành nội dung số (gồm quảng cáo trực tuyến, trò chơi, dịch vụ âm nhạc và video hiện có quy mô 2,2 tỷ USD và sẽ đạt 6 tỷ USD vào năm 2025) cũng đang trong tình trạng “ngoại át nội”. Năm 2018, mảng quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD, nhưng Facebook chiếm 235 triệu USD, Google chiếm 152,1 triệu USD.
Điểm lạc quan của nền kinh tế số Việt Nam là nước ta đang đứng thứ 3 trong khu vực về thu hút vốn, với 600 triệu USD từ năm 2018 đến nửa đầu 2019. Năm 2019, số lượng thương vụ đầu tư ít hơn, nhưng giá trị cao hơn. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica… từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư.
Việt Nam đang rất có hy vọng xuất hiện những kỳ lân mới sau kỳ lân VNG. Những cái tên được kỳ vọng sẽ hóa kỳ lân như Nexttech, MoMo, VNPay, Topica, Sen Đỏ, Tiki, Thế Giới Di động… sẽ có cơ hội hiện thực hóa giấc mơ của mình khi các cơ chế chính sách mới đang rộng cửa chào đón.
Một trong những điểm được trông chờ nhất là việc Chính phủ luôn ủng hộ việc doanh nghiệp triển khai mô hình kinh doanh mới, triển khai các dịch vụ phù hợp với lộ trình phát triển nền kinh tế số. Việc cho phép cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng Sandbox) trong triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ là bước đột phá mới trong Quyết định số 999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
Động thái này là tín hiệu vui cho hàng loạt mô hình kinh doanh mới như các ứng dụng gọi xe (Grab, Goviet, Be, MyGo…); dịch vụ chia sẻ phòng nghỉ (Airbnb); dịch vụ du lịch trực tuyến xuyên biên giới (Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com Hotel.com…); mô hình căn hộ khách sạn; dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P)..., đồng thời, mở ra những sân chơi mới để hình thành những kỳ lân mới trong nền kinh tế số giàu tiềm năng như Việt Nam.
Ngày 7/11, Báo Đầu tư sẽ tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam”.
Tại Tọa đàm, các chuyên gia sẽ cùng nhau phân tích về sự cần thiết tạo lập một cơ chế Sandbox tại Việt Nam, cách thức triển khai phù hợp nhất dựa trên những kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới. Đại diện các doanh nghiệp cũng sẽ đưa những góc nhìn từ thực tế hoạt động và kiến nghị các giải pháp chính sách tới các cơ quan Chính phủ.
Thông qua đó, Tọa đàm sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp các cơ quan quản lý có thêm góc nhìn toàn diện về nền kinh tế chia sẻ, từ đó tạo lập và sửa đổi các khuôn khổ pháp lý một cách linh hoạt và hợp lý trước khi đưa ra các quy chế quản lý mới. Đồng thời, giúp nâng cao nhận thức của thị trường, lan tỏa thông điệp về những giá trị tích cực, lợi ích thiết thực mà các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.
-
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024