-
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco
Nhân sự Bamboo Airways trước giờ đại hội
Bamboo Airways dự kiến thay toàn bộ thành viên trong HĐQT tại đại hội thường niên diễn ra vào ngày 21/06.
Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, HĐQT Bamboo Airways đã nhận được đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT của các ông Nguyễn Ngọc Trọng, Doãn Hữu Đoàn, Lê Bá Nguyên, Lê Thái Sâm và Nguyễn Mạnh Quân. Để đảm bảo hoạt động được liên tục, HĐQT dự kiến trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT này tại đại hội ngày 21/06. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ bầu mới 7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
ông Nguyễn Ngọc Trọng , Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways |
Hiện danh sách ứng viên chưa được công bố, song phản hồi về thông tin trên trên truyền thông, ông Nguyễn Ngọc Trọng , Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, các thành viên cũ sẽ ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới.
Đại hội đồng cổ đông lần này của Bamboo Airways diễn ra trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của HĐQT đương nhiệm. Do đó, các thành viên thống nhất từ nhiệm để Đại hội bầu ra các thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2023 - 2028, với cơ cấu gồm 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch và 3 thành viên HĐQT.
Mới đây, Bamboo Airways đã tăng vốn điều lệ lên 26.220 tỷ đồng, tăng thêm 7.720 tỷ đồng. Nhờ đó, Bamboo Airways trở thành hãng bay có vốn điều lệ lớn nhất thị trường trong nước.
Cũng liên quan đến thông tin về Hãng bay này, nhóm cổ đông lớn sở hữu trên 55% vốn tại Bamboo Airways đã phát đi thông tin đề cử ông Phan Đình Tuệ - người vừa thôi chức Phó tổng giám đốc Sacombank, vào HĐQT hãng bay.
Hai cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) Lê Thái Sâm (nắm 38,28% vốn) và Doãn Hữu Đoàn (nắm 16,85% vốn) vừa có đơn đề cử 7 ứng viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Trong đó, ông Sâm và ông Đoàn tự ứng cử nhiệm kỳ mới và đề cử ông Nguyễn Ngọc Trọng, Lê Bá Nguyên. Cả 4 ứng viên này đều vừa xin từ nhiệm vai trò thành viên HĐQT Bamboo Airways nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Nhóm cổ đông lớn này cũng giới thiệu 3 ứng viên khác là ông Phan Đình Tuệ, Trần Hòa Bình và Hideki Oshima. Trong đó, ông Tuệ vừa thôi chức Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) từ ngày 15/6.
Gần đây hơn, Bamboo Airways đã có một số thay đổi ở vị trí lãnh đạo trong quá trình chuyển giao sang nhà đầu tư mới. Ông Nguyễn Minh Hải được bổ nhiệm thay thế cho ông Nguyễn Mạnh Quân từ tháng 5/2023 ở vị trí Tổng giám đốc. Ông Hải từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Vietnam Airlines.
Hai cựu lãnh đạo Japan Airlines cũng được kỳ vọng góp mặt ở Bamboo Airways. Trong đó, ông Hideki Oshima, cựu Giám đốc khối Quan hệ quốc tế và liên minh hàng không của Japan Airlines sẽ tham gia HĐQT Bamboo Airways và ban điều hành. Còn ông Masaru Onishi, cựu Chủ tịch Japan Airlines sẽ giữ vai trò Cố vấn cao cấp cho HĐQT Bamboo Airways.
Trong năm 2022, CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) lỗ ròng 17,6 ngàn tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu 835 tỷ đồng.
Vietnam Airlines bất ngờ dời họp đại hội thường niên
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP bất ngờ dời họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dù đã gần sát ngày tổ chức (20/06).
Theo kế hoạch ban đầu, Vietnam Airlines sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vào ngày 20/06 và danh sách cổ đông đã được chốt ngày 24/05/2023.
Vietnam Airlines dự kiến sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông trước 30/08/2023 |
Nhưng chỉ còn cách thời điểm tổ chức 5 ngày, HĐQT Vietnam Airlines lại ra nghị quyết hủy danh sách cổ đông ngày 24/05 và lùi thời gian tổ chức Đại hội, với lý do để có thêm thời gian chuẩn bị. Hiện, Công ty vẫn chưa chốt ngày tổ chức chính thức mà chỉ dự kiến trước 30/08/2023.
Một điểm cũng đáng quan tâm là Vietnam Airlines vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 - yếu tố quan trọng quyết định khả năng niêm yết của cổ phiếu HVN.
Nếu sau kiểm toán, Vietnam Airlines vẫn lỗ trong năm 2022, Công ty sẽ rơi vào diện thua lỗ 3 năm liên tiếp và có thể bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán. Trước đó, HOSE đã lưu ý về khả năng hủy niêm yết của cổ phiếu HVN.
Về hoạt động kinh doanh, quý 1, hãng hàng không quốc gia có sự cải thiện đáng kể với lãi trước thuế dương trở lại.
Trong 3 tháng đầu năm, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần gần 23.5 ngàn tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ đầu năm 2020.
Sau khi trừ các khoản chi phí, hãng hàng không quốc gia có lãi trước thuế 19 tỷ đồng, nhưng vẫn lỗ ròng 104 tỷ đồng trong quý 1/2023, đánh dấu 13 quý lỗ ròng liên tiếp. Dù vậy, đây là kết quả khả quan nhất kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện.
Đại diện pháp luật của Tân Tạo không phải là Bà Đặng Thị Hoàng Yến
Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo vừa đổi ông Nguyễn Thanh Phong là người đại diện pháp luật thay bà Đặng Thị Hoàng Yến. Bà Yến vẫn là Chủ tịch HĐQT Công ty.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến vẫn là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo |
Bà Yến thành lập Công ty TNHH Hoàng Yến, tiền thân của tập đoàn Tân Tạo năm 1993. Sau nhiều năm liên tiếp vắng mặt, Chủ tịch Tân Tạo cũng chỉ xuất hiện qua hình thức trực tuyến tại phiên họp đại hội đồng cổ đông của công ty 3 năm gần đây.
Ông Nguyễn Thanh Phong - người thay bà Yến làm đại diện pháp luật của Tân Tạo đang giữ vị trí tổng giám đốc công ty. Ông Phong làm việc tại Tân Tạo gần 25 năm và được bổ nhiệm làm tổng giám đốc thay ông Đặng Quang Hạnh - em trai bà Yến hồi tháng 4. Ông Phong cũng từng là người được uỷ quyền công bố thông tin của Tân Tạo. CEO này đang sở hữu khoảng 300.000 cổ phiếu ITA.
Cả năm nay, Tân Tạo đạt mục tiêu đạt doanh thu 774 tỷ đồng và lãi thuần hơn 257 tỷ. Năm 2022, doanh thu công ty giảm 35% so với cùng kỳ, đạt khoảng 600 tỷ đồng. Tân Tạo lỗ sau thuế 257 tỷ đồng, nối dài mạch thua lỗ hai năm liên tiếp và kém xa mục tiêu 186 tỷ đồng.
Tuần trước, Tạo Tạo cũng kiến nghị HoSE đưa cổ phiếu ITA ra khỏi diện cảnh báo. Tháng 9 năm ngoái, HoSE đưa mã này vào diện cảnh báo vì vi phạm quy định công bố thông tin trên 4 lần trong một năm. Công ty này cho biết hiện đã công bố thông tin và khắc phục hết nguyên nhân đưa cổ phiếu ITA vào diện cảnh báo theo yêu cầu của HoSE.
Gương mặt thành viên HĐQT Xây dựng Hòa Bình được Chủ tịch Lê Viết Hải đề cử
Bẳng tư cách cổ đông lớn, đại diện cho nhóm cổ đông đang sở hữu gần 47 triệu cổ phiếu HBC, tương đương 17,14% cổ phiếu có quyền biểu quyết của CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Lê Viết Hải vừa đề cử 2 thành viên HĐQT mới là ông Lê Văn Nam và ông Mai Hữu Thung.
Ông Lê Văn Nam là Tổng giám đốc của Xây dựng Hòa Bình từ ngày 19/5 |
Ông Lê Văn Nam sinh năm 1976, có địa chỉ thường trú tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư Xây dựng trường Đại học Bách Khoa TP. HCM.
Từ năm 2001 đến 2010, ông Nam là kỹ sư giám sát, chỉ huy phó, chỉ huy trưởng, Giám đốc dự án của tập đoàn Hòa Bình. Ông Nam đã giữ chức vụ Giám đốc Dự án ở nhiều công trình quan trọng của HBC như Vincom Tower, Sunrise Tower, Era Town.
Từ năm 2011 đến năm 2014, ông Nam là Giám đốc Dự án công trình Hòa Bình thi công tại Malaysia. Từ năm 2014 đến 2019, đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc khu vực miền Bắc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Ông Lê Văn Nam cũng là người được bổ nhiệm là Tổng giám đốc của Xây dựng Hòa Bình vào ngày 19/05 vừa qua.
Nhân sự thứ 2 được đề cử vào HĐQT của HBC là ông Mai Hữu Thung, sinh năm 1959, trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế trường Đại học tài chính kế toán TP Hồ Chí Minh và cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội.
Theo giới thiệu, từ năm 1991 đến năm 2018, ông Thung công tác tại tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và hiện đang kiêm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch HĐQT công ty CP bất động sản Thành Ngân, thành viên Ban kiểm soát Công ty CP tư vấn xây dựng Điện 1 (TV1).
KCN Phát Đạt tiếp tục đề xuất dự án mới
CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (KCN Phát Đạt) đang muốn đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đô thị Dịch vụ Phát Đạt – Dung Quất tại khu vực 2 và 4 thuộc phân khu Bình Thanh, Khu kinh tế Dung Quất với tổng diện tích 805 ha.
KCN Phát Đạt là công ty con do CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt nắm 99,8% vốn |
Đề xuất đã được gửi tới UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Dự án do KCN Phát Đạt đề xuất sẽ trải rộng hai khu vực là 2 và 4 của phân khu Bình Thanh với diện tích lần lượt 495 ha và 310 ha.
KCN Phát Đạt là công ty con do CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt nắm 99;8% vốn, được thành lập vào năm 2020. Hồi tháng 02/2022, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chấp thuận chủ trương cho KCN Phát Đạt nghiên cứu đầu tư ba dự án KCN với tổng quy mô gần 2.000 ha tại huyện Cao Lãnh với lộ trình đến năm 2030.
Theo Báo cáo thường niên 2022 của PDR cho biết, KCN Phát đạt hiện có tổng quỹ đất lên tới 3.061 ha. Vốn điều lệ của KCN Phát Đạt tại thời điểm cuối tháng 03/2023 là 2.000 tỷ đồng.
-
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco -
Toshiba Lifestyle hướng đến dẫn đầu thị trường APAC: Chiến lược liều lĩnh hay được tính toán bằng những bước tiến vững vàng? -
FPT mở văn phòng tại Thụy Điển, thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bắc Âu
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang