
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Hạ tầng giao thông, hiệu quả và tính minh bạch của hải quan thấp là ba thách thức lớn nhất về logistics đang kìm hãm khả năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam. Đây là nội dung chính mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong báo báo về tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh và những gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam được công bố sáng nay (4/7).
Theo Báo cáo, mặc dù hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics thương mại của Việt Nam tốt hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng vẫn kém hơn một số nước châu Á đang phát triển khác, có mức độ hội nhập toàn cầu cao hơn. Thể hiện qua các chỉ số về logistics liên quan đến chi phí chứa hàng trong chuỗi cung ứng, tỷ lệ vận chuyển và bốc dỡ hàng chậm trễ, tiếp cận nguồn nhân sự quản lý logistics và xử lý các giấy phép và thủ tục thông quan trong thương mại quốc tế vẫn còn yếu kém hơn so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.
Điều đáng nói là, chi phí hoạt động logistics ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á vì luôn thiếu sự tin cậy trong chuỗi cung ứng.
Theo ông Paul Vallely, chuyên gia thuộc nhóm Báo cáo này cho hay, có một số nguyên nhân dẫn tới sự thiếu tin cậy này.
Thứ nhất, những quy định của Chính phủ cồng kềnh và không dễ diễn giải, thiếu sự thống nhất giữa các bộ, ban ngành. Điều này dẫn tới việc thủ tục thông quan xuất khẩu lâu hơn và khó đoán hơn so với các nước bạn.
Thứ hai, các dự án hạ tầng giao thông - vận tải được làm tách rời, không theo chiến lược cung cầu. Minh chứng, hệ thống cảng biển bị chia cắt nhiều, chạy theo số lượng, dẫn tới dư thừa năng lực (đặc biệt là ở cảng biển phía nam).
Thứ ba, nguồn tài trợ cho các dự án hạ tầng đường bộ và cảng yếu do không đánh giá chính xác về nhu cầu trong tương lai,làm tổn hại lợi ích của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước lại được quyền tham gia liên tục nhưng không hiệu quả và để lại những khoản nợ lớn và thường là doanh nghiệp kinh doanh ngoài ngành nghề chính.
![]() | ||
Hệ thống cảng biển Việt Nam đang xây dựng thiếu quy hoạch, chạy theo số lượng, dẫn tới dư thừa năng lực (đặc biệt là ở cảng biển phía Nam). |
Theo WB, việc nâng cao độ tin cậy sẽ trở nên quan trọng khi Việt Nam đang cố gắng cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới và giao thương hàng hóa có giá trị tăng cao hơn theo chiến lược sản xuất tức thời và dịch vụ vận chuyển hàng hóa đúng giờ theo giờ địa phương, khuc vực và liên lục địa.
Theo ông Paul Vallely, để cải thiện tình hình này trong 5-10 năm tới, Việt Nam cần nâng cao mức độ tin cậy trong chuỗi logistics thông qua một số giải pháp.
Cụ thể: cần đảm bảo các quy định của Chính phủ, các hoạt động thương mại quốc tế được minh bạch nhất quá, được áp dụng và thi hành chặt chẽ; Hiện đại hóa hệ thống hải quan; Sử dụng phương thức đa phương tiện tích hợp trong việc lập kế hoạch cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy ngành công nghiệp vận tải chuyên nghiệp hơn; Thúc đẩy cơ hội mở rộng kinh doanh tại cảng Cái Mép – Thị Vải.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho hay, ngành logistics vẫn còn nhiều bất cập trong việc phối hợp quản lý, thiếu một đầu mối thống nhất, chưa kiến tạo thị trường dịch vụ logistics minh bạch, thể chế hóa và phát triển thị trường 3PL ngang tầm khu vực và quốc tế.
Trong khi đó, theo lộ trình các cam kết của VN khi gia nhập WTO, kể từ ngày 11/01/2014, nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập DN 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
Điều này cho thấy cạnh tranh trên thị trường sẽ nghiệt ngã hơn. Doanh nghiệp cần chủ động và tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư công nghệ thông tin, phương tiện, nhân lực chuyên nghiệp phù hợp theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế.
Đặc biệt, cần tận dụng lợi thế địa phương khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài; tiếp cận khách hàng theo hướng giảm thiểu rủi ro và phục vụ toàn chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, theo ông Quang, ngoài sự nỗ lực và chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp dịch vụ logistics, nhà nước, các bộ quản lý và hiệp hội ngành hàng không thể đứng ngoài cuộc.
Anh Hoa
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower