-
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024
Cổ đông bỏ phiếu tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Kienlongbank ngày 29/4 |
Sự xuất hiện của các chủ tịch HĐQT trẻ tuổi
HĐQT Kienlongbank đã thống nhất bầu bà Trần Thị Thu Hằng, Phó chủ tịch HĐQT giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ 2018 - 2022 từ ngày 26/5/2021. Trong thời gian hoàn tất các thủ tục liên quan (từ ngày 3/5 đến hết ngày 25/5/2021), bà Hằng sẽ đảm nhiệm vai trò Phó chủ tịch HĐQT phụ trách hoạt động của HĐQT Kienlongbank.
Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Kienlongbank diễn ra ngày 29/4, HĐQT ngân hàng này đã miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2022 đối với ông Lê Khắc Gia Bảo. Tại cuộc họp HĐQT ngày 3/5, các thành viên HĐQT đã thông qua đơn từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018 - 2022 của ông Lê Hồng Phương theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời nhất trí bầu bà Trần Thị Thu Hằng giữ chức danh này.
Như vậy, đến thời điểm này, bà Hằng trở thành nữ chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam hiện nay khi mới 36 tuổi (sinh năm 1985). Tuy nhiên, câu chuyện người của Sunshine vào HĐQT Kienlongbank mới thu hút dư luận trong thời gian gần đây khi tập đoàn này được cho là đang chi phối một tỷ lệ cổ phần “có tiếng nói” tại Kienlongbank.
Bà Hằng hiện giữ cương vị Tổng giám đốc điều hành Sunshine Group và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư SIPT. Từ tháng 3/2018, bà gia nhập Công ty cổ phần Tập đoàn Sunshine với vị trí Phó tổng giám đốc đầu tư quốc tế và IPO. Bà Hằng bắt đầu tham gia HĐQT Kienlongbank với chức vụ Phó chủ tịch HĐQT từ đầu tháng 2/2021 đến nay.
Ông Dương Nhất Nguyên (sinh năm 1983) cũng vừa được bầu vào ghế “nóng” Chủ tịch HĐQT VietBank sau kỳ Đại hội đồng cổ đông 2021 của nhà băng này diễn ra ngày 26/4. Ông Nguyên là con trai của Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm - bà Trần Thị Lâm. Trước khi được bầu vào vị trí cao nhất tại VietBank, ông Nguyên đã có nhiều năm điều hành ở VietBank, với các vị trí lãnh đạo cấp cao (từ năm 2014 - 2016 là Phó tổng giám đốc; 2016 - 2018 là Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Phó tổng giám đốc; từ năm 2018 đến nay là Phó chủ tịch HĐQT).
Kỳ vọng cổ phiếu tăng khi có nhân tố mới
Tại kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của LienVietPostBank diễn ra cuối tháng 4/2021, ông Nguyễn Đức Thụy (tức “bầu” Thụy) chính thức trúng cử HĐQT ngân hàng này. “Bầu” Thụy từng là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thai Group, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Enclave Phú Quốc.
LienVietPostBank nhận xét, ông Thụy là người có tầm nhìn chiến lược, đã nắm giữ chức danh chủ tịch và các chức danh quan trọng tại nhiều doanh nghiệp lớn, hoạt động đa dạng lĩnh vực như tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, xây dựng, năng lượng, xi măng… Các doanh nghiệp này hoạt động theo mô hình hệ sinh thái, có hệ thống mạng lưới rộng khắp, nhu cầu rất lớn về các dịch vụ tài chính - ngân hàng, từ đó có thể giúp LienVietPostBank gia tăng cơ hội thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ, khai thác thêm một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Đáng chú ý, trên sàn chứng khoán, “bầu” Thụy nổi tiếng với vai trò là nhà sáng lập Thaiholdings, doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu tăng hơn 60 lần trong chưa đầy một năm kể từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Thị giá cổ phiếu THD của Thaiholdings hiện ở mức 187.700 đồng/cổ phiếu chốt phiên ngày 5/5.
“Bầu” Thụy là cổ đông lớn nhất trực tiếp sở hữu 24,6% vốn Thaiholdings, nhưng đã từ nhiệm chức danh chủ tịch vào đầu năm ngoái. “Bầu” Thụy cũng liên tục từ nhiệm chức danh chủ tịch tại các công ty mà ông và cộng sự sáng lập như Thaigroup, Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên, Công ty cổ phần Enclave Phú Quốc. Điều này cho thấy, “bầu” Thụy đã có bước chuẩn bị khá dài cho việc ra mắt tại LienVietPostBank.
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, chủ tịch HĐQT một ngân hàng không được đồng thời là chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác. Vì thế, sau khi trúng cử HĐQT LienVietPostBank, thông tin trên thị trường còn cho rằng, “bầu” Thụy sẽ ngồi ghế “nóng” của nhà băng trên.
Điều đáng quan tâm là khi “bầu” Thuỵ chính thức tham gia HĐQT, cổ đông mong giá cổ phiếu LPB tăng lên ngang các cổ phiếu MBB, ACB. Trên thực tế, giá cổ phiếu LPB đã tăng mạnh trong tháng 3-4/2021 khi thông tin “bầu” Thụy sẽ tham gia HĐQT LienVietPostBank. Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/5, cổ phiếu LPB đứng ở mức 21.300 đồng/cổ phiếu, tăng gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2020.
Cổ phiếu KLB của Kienlongbank cũng đã có thời gian bứt phá mạnh trước khi người Sunshine Group tham gia HĐQT của Ngân hàng và đóng cửa phiên 5/5 ở mức 24.800 đồng/cổ phiếu, thay vì giao dịch trên mệnh giá trong nhiều năm qua. Kienlongbank cũng bổ sung tên viết tắt tiếng Anh là KSBank khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Trong số các ngân hàng, câu chuyện mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank vẫn luôn gây chú ý nhất về ghế “nóng” của nhà băng này. Ngày 26 và 27/4 vừa qua, Eximbank không thể tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 (lần thứ 3) và Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 theo quy định, cổ đông không thông qua quy chế họp thường niên 2020 lần thứ 3 và không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự đại hội thường niên 2021.
Nguyên nhân là, giữa các nhóm cổ đông lớn chưa tìm được tiếng nói chung, nên nhân sự cấp “thượng tầng” của ngân hàng này cũng liên tục thay đổi chỉ hơn một năm qua. Theo đó, ghế “nóng” của Eximbank đã đổi chủ đến 5 lần, từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú, quay trở lại ông Lê Minh Quốc, rồi chuyển cho ông Cao Xuân Ninh, mới nhất là ông Yasuhiro Saitoh và hiện chưa ổn định nhân sự.
-
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8% -
CB chuyển giao, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuân trở lại làm Phó tổng giám đốc Vietcombank -
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng -
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land