
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới
-
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4
![]() | ||
Trong 5 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu 1,9 tỷ USD. Ảnh: Đức Thanh |
Mức nhập siêu có chiều hướng tăng dần, lên 936 triệu USD trong tháng 4 và đạt tới 1,2 tỷ USD trong tháng 5 - mức lớn nhất tính theo tháng trong nhiều năm qua. Tính chung, trong 5 tháng, Việt Nam nhập siêu 1,9 tỷ USD, với tỷ lệ 3,8%.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2013, nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất có tốc độ tăng trưởng tốt. Chẳng hạn, chất dẻo nguyên liệu tăng 16,5% về lượng và 16,1% về kim ngạch (2,22 tỷ USD); máy móc, thiết bị tăng tăng 8,5% (7 tỷ USD); nguyên, phụ liệu dệt may tăng 18,7% (1,48 tỷ USD)…
Thực chất, mức nhập siêu trên do khối doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp tư nhân), bởi khối này đã nhập siêu tới 6 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu hơn 4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.
Thoạt đầu, có thể lý giải nhập siêu bùng phát ở khối doanh nghiệp tư nhân là do sản xuất đã hồi phục, các doanh nghiệp bắt đầu nhiều nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và hàng hoá làm ra không phải chỉ để xuất khẩu, mà còn dùng nội địa.
Nhưng thực tế không phải, bởi kinh tế khó khăn, số doanh nghiệp thành lập mới cùng số vốn đăng ký giảm mạnh; số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, kinh doanh thua lỗ có chiều hướng tăng, dẫn tới công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp đều tăng trưởng với mức thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Do vậy, sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cũng không thể thoát khỏi cảnh ngộ này.
Nhìn vào mặt hàng chủ lục, có thể thấy, xuất khẩu của nhóm nông - lâm - thủy sản có dấu hiệu giật lùi, khi 4 tháng chỉ bằng 94,2% so với 4 tháng năm 2012; 5 tháng chỉ còn bằng 91,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, những khó khăn đang hiển hiện chủ yếu ở nhóm này.
Đó là việc Bộ Thương mại Mỹ nâng mức thuế chống bán phá giá cá tra đối với một số doanh nghiệp lên gấp từ 25 đến 70 lần so với mức thuế trước đây. Mexico ngừng nhập khẩu sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Đầu tháng 5/2013, Cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản Philippines đưa ra lệnh cấm nhập khẩu vô thời hạn đối với tôm tươi sống, động vật giáp xác từ một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam... Tôm Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc - một trong những thị trường lớn của Việt Nam tại châu Á, sẽ phải đối mặt với việc kiểm tra hàm lượng chất ethoxyquin trong tôm đến ngày 31/12/2013.
Hiện nay, mỗi tuần có trên 30 tấn rau, quả xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), nhưng quế, mướp đắng, ngò gai (mùi tàu), cần tây, ớt bị cấm xuất từ giữa năm 2012 và đến nay vẫn chưa được xuất lại thị trường này.
Trong khi đó, việc doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm nguồn nguyên liệu trong nước đang ngày càng nghiêm trọng hơn, dù chính sách quy định rõ rằng, doanh nghiệp nước ngoài không được “đụng” vào vùng nguyên liệu, mà phải qua doanh nghiệp tư nhân.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm lĩnh 50 - 60% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Hiện nay, tại Đắc Lắc có 8 doanh nghiệp nước ngoài thu mua cà phê. Ở Gia Lai, chỉ riêng Chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh năm 2012.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện có 7 doanh nghiệp nước ngoài đang thu mua hồ tiêu. Năm 2012, khối doanh nghiệp này chiếm 36,6% kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu, tăng 11,6% so với năm 2011. Nếu để tiếp diễn vấn nạn đó, một ngày không xa, họ sẽ loại các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Khi đó, không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Vì vậy, nếu không có ngay các giải pháp căn cơ, thì việc khống chế nhập siêu cả năm ở mức 10 tỷ USD sẽ không đơn giản.
Duy Nghĩa
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Bình Định: Không đổi tên xã Canh Vinh vì liên quan dự án trọng điểm Becamex VSIP
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế