
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ triển vọng lạc quan về nền kinh tế và sẵn sàng nới lỏng chính sách nếu cần thiết. Trong ảnh: Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Ảnh: AFP |
Tin vui cho doanh nghiệp Nhật Bản khi Ngân hàng Trung ương nước này quyết định tăng quy mô gói hỗ trợ vay vốn đối với doanh nghiệp kẹt tiền mặt từ mức 700 tỷ USD công bố tháng trước lên 1.000 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì các biện pháp nới lỏng cho vay, đồng thời Thống đốc Haruhiko Kuroda cho biết thêm cơ quan này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề dài hạn như thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát khi dịch Covid-19 có dấu hiệu suy yếu.
“Thị trường thời gian qua khá bình tĩnh và nền kinh tế Nhật Bản dường như sắp thoát đáy, do vậy chẳng có lý do gì khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải hành động gấp rút”, chuyên gia kinh tế trưởng Hiroshi Shiraishi của Công ty chứng khoán BNP Paribas đánh giá.
Ông Shiraishi cho rằng, chính sách tài khóa sẽ át chủ bài trong các giải pháp đối phó với dịch Covid-19. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tiếp tục gián tiếp giúp chính phủ kiểm soát chi phí vay vốn ở mức thấp.
Trong động thái như kỳ vọng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mục tiêu kiểm soát đường cong lãi suất -0,1% đối với ngắn hạn và 0% về dài hạn.
Cơ quan này cho biết, các chương trình cho vay cho doanh nghiệp sẽ đạt khoảng 110.000 tỷ yên, tương đương 1.000 tỷ USD nếu có thêm các khoản vay được giải ngân theo chương trình hỗ trợ của chính phủ.
Ước tính hơn 75.000 tỷ USD đã được giải ngân theo chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trong tháng 5 khi chính phủ Nhật Bản mở rộng danh sách các khoản vay hợp lệ theo gói kích thích kinh tế thứ 2.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là một trong số những ngân hàng trung ương lớn trên thế giới bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 trong tháng 4, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và người dân ở nhà tránh dịch. Tuy nhiên, động thái này đã gây ra phản ứng tiêu cực đến thị trường tiêu dùng Nhật Bản.
Nhật Bản đã gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp từ cuối tháng 5, nhưng các nhà phân tích dự báo nền kinh tế này có thể vẫn suy giảm đến 20% trong quý II/2020.
Về phía Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cơ quan này vẫn giữ triển vọng lạc quan về nền kinh tế và khẳng định sẵn sàng nới lỏng chính sách nếu cần thiết.
Trong tuyên bố mới đây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhận định, một khi dịch Covid-19 nguôi bớt, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ hồi phục nhờ tiêu dùng và sản lượng tăng trở lại và các gói kích thích kinh tế của chính phủ.

-
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2%
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort