-
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng)
Ngày 4/7, tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 7 với sự tham dự của lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản.
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 7. Ảnh: VGP |
Bốn trụ cột hợp tác Mekong - Nhật Bản
Hội nghị đã rà soát tổng thể tình hình thực hiện Chiến lược Tokyo 2012 trong 3 năm qua và thảo luận về định hướng hợp tác trong giai đoạn tới.
Các nhà lãnh đạo ghi nhận những kết quả quan trọng đã đạt được trong cả 3 trụ cột hợp tác, đặc biệt trong phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ kết nối khu vực, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và các nước Mekong, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, giao lưu nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực.
Lãnh đạo các nước Mekong cũng đánh giá cao việc Nhật Bản đã thực hiện trên 600 tỷ yên ODA cam kết cho hợp tác Mekong - Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2015.
Các nhà lãnh đạo nhất trí thông qua Chiến lược Tokyo 2015 với mục tiêu bao trùm cho hợp tác Mekong - Nhật Bản giai đoạn 2016-2018 là bảo đảm ổn định khu vực và đạt “tăng trưởng chất lượng” tại Tiểu vùng Mekong.
Theo đó, các chương trình hợp tác sẽ tập trung vào 4 trụ cột hợp tác, gồm: Phát triển hạ tầng công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển đô thị, năng lượng, công nghiệp phụ trợ, giao thông, cấp thoát nước, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin và viễn thông; và tăng cường kết nối đường bộ, đường biển và đường không giữa các nước Mekong, gắn kết Tiểu vùng Mekong với các khu vực xung quanh.
Phát triển các ngành công nghiệp và chuỗi giá trị khu vực thông qua thực hiện “Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong” và xây dựng các đặc khu kinh tế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo đội ngũ chuyên gia và công nhân lành nghề; tăng cường kết nối thể chế, kết nối kinh tế và giao lưu nhân dân.
Phát triển bền vững vì một tiểu vùng Mekong xanh, với trọng tâm là tăng cường hợp tác trong phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn thủy hải sản.
Tăng cường phối hợp với các cơ chế Tiểu vùng Mekong khác và hợp tác với khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan.
Để triển khai Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekongn- Nhật Bản, các nhà lãnh đạo yêu cầu các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế xây dựng Kế hoạch hành động và “Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong”.
Hội nghị đã hoan nghênh cam kết của Nhật Bản dành 750 tỷ yên ODA cho các nước Mekong trong 3 năm tới.
Nhấn mạnh việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải
Với mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực, các nhà lãnh đạo đã tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn hợp tác giữa các nước thành viên về các vấn đề khu vực và toàn cầu thuộc quan tâm chung.
Trong Tuyên bố Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekong - Nhật Bản, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của đại dương, một tài sản chung của thế giới; khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo an ninh an toàn hàng hải trong khu vực; nhấn mạnh việc cần phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).
Các nhà lãnh đạo cũng nhắc lại cam kết đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không, an toàn hàng hải, giao thương thông suốt và giải quyết hòa bình các tranh chấp theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận trên toàn cầu, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Lãnh đạo các nước bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây tại Biển Đông làm phức tạp thêm tình hình, gây xói mòn lòng tin và ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.
Việt Nam đề cập 3 nội dung chính trong hợp tác Mekong - Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam dự Hội nghị. Ảnh: VGP |
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đóng góp của hợp tác Mekong - Nhật Bản đối với phát triển kinh tế-xã hội của Tiểu vùng Mekong và tiến trình hội nhập ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập 3 nội dung chính mà hợp tác Mekong - Nhật Bản cần chú trọng trong thời gian tới để đạt được mục tiêu ‘tăng trưởng chất lượng’ tại các quốc gia thành viên, gồm: Hỗ trợ các nước Mekong xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc để tăng trưởng ổn định và ứng phó hiệu quả với các ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài; bảo đảm sự hài hòa và cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước Mekong; bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định cho phát triển.
Đồng tình với quan điểm chung về hợp tác Mekong - Nhật Bản
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với quan điểm chung của các nhà lãnh đạo thể hiện trong Tuyên bố Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekong - Nhật Bản.
Thủ tướng nhấn mạnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo tại Biển Đông đang diễn biến phức tạp, những hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trên quy mô lớn đã làm thay đổi căn bản nguyên trạng cấu trúc của nhiều đảo, đá và bãi ngầm, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm giảm lòng tin và gia tăng căng thẳng khu vực. Những hành động này đã gây quan ngại sâu sắc và sự lên tiếng không chỉ của các nước ASEAN, của khu vực mà còn nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là nguyện vọng, là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.
Các bên liên quan cần tuân thủ các nguyên tắc tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không làm thay đổi nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC; thúc đẩy việc sớm xây dựng Bộ quy tắc COC.
-
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng -
Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng
-
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng