Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 04 tháng 02 năm 2025,
Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí đối phó với Trung Quốc
Đức Sơn - 01/06/2014 05:05
 
Theo tin ngày 30-5 của Reuters, Nhật Bản đang có kế hoạch thành lập một cơ cấu mua bán vũ khí, để nâng cao hiệu quả trong chi phí quốc phòng cơ bản của Nhật, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu chế tạo và xuất khẩu vũ khí tiến tiến.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Mỹ -Nhật- Australia nhất trí phản đối thay đổi hiện trạng bằng vũ lực
Nhật Bản có thể cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
Mỹ cảnh báo Trung Quốc chớ gây căng thẳng trên không phận quốc tế
Nhật Bản đẩy mạnh trợ giúp các nước có tranh chấp với Trung Quốc
Nhật Bản điều tàu quân sự tới Biển Đông diễn tập
 

 

 
  Vũ khí trang bị của Nhật được đánh giá cao về trình độ công nghệ  

 

Mục tiêu cấp thiết của tổ chức mới này là tìm kiếm những biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự để đối trọng với Trung Quốc và nhấn mạnh quyết tâm của Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, đồng thời làm giảm thiểu giá thành trong việc mua sắm trang bị của quân đội nước này.

“Mục tiêu là cắt giảm chi phí, mục đích thành lập cơ cấu này để cải thiện việc mua sắm, xuất khẩu vũ khí của đất nước chúng tôi”, ông Akirasato, nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, người phụ trách cơ cấu chính sách quốc phòng của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản khẳng định như vậy.

Theo một nguồn tin không tiết lộ danh tính cho hay, tổ chức mới thành lập trong nhiệm kỳ của ông Shinzo Abe sẽ thống nhất quản lý việc mua sắm trang bị cho 3 quân chủng hải, lục, không quân, trước đây vốn được thực hiện riêng rẽ.

Cơ cấu này còn phải quản lý bộ phận quan trọng về nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc cơ cấu nghiên cứu vũ khí quan trọng của Nhật Bản, đồng thời giám sát một loạt dự án từ máy bay chiến đấu tàng hình cho đến hệ thống điện tử trong nước sản xuất.

Được biết, biên chế của cơ cấu mới là 2.000 người, có thể thuê cố vấn từ doanh nghiệp trong nước hoặc các cố vấn nước ngoài có kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu như Deloitte và KPMG (Tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới).

Các chuyên gia Nhật Bản cho biết, vì các nhà thầu quốc phòng của Tokyo phần lớn đều bị cấm và hạn chế xuất khẩu vũ khí, chỉ có thể bán một lượng rất ít máy bay, xe tăng và các trang bị khác cho lực lượng vũ trang trong nước, cho nên giá thành của mỗi linh kiện, trang bị bán cho nước khác thường cao gấp đôi.

Theo nguồn tin tiết lộ, Nhật Bản sẽ lấy mô hình của Cục trang bị quân sự Pháp để thành lập cơ cấu mua bán vũ khí mới này, Cục trang bị quân sự của Pháp có vai trò điều phối các dự án phát triển vũ khí tại châu Âu, đồng thời hỗ trợ việc xuất khẩu vũ khí và đánh giá tình hình sử dụng vũ khí trang bị của quân đội Pháp.

Chính phủ Nhật Bản hôm 1-4 vừa qua đã chính thức tuyên bố từ bỏ chính sách cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự hay còn gọi là “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, có hiệu lực từ năm 1967 đến nay. Với một nghị quyết đặc biệt, nội các Nhật Bản đã thông qua những nguyên tắc mới liên quan đến việc cung cấp vũ khí ra nước ngoài.

Kế hoạch này được khởi xướng bởi đảng “Dân chủ tự do” cầm quyền, nhằm nới lỏng đáng kể những chế ước này. Ý định này của Tokyo đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Bắc Kinh, vì Trung Quốc sợ rằng Nhật sẽ cung cấp vũ khí cho một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông để đối phó với nước này.

Hiện các công ty Mitsubishi Heavy Industries Ltd, Kawasaki Heavy Industries Ltd, Mitsubishi Electric Corp và Nippon Electric Company là những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu Nhật Bản. Những vũ khí hàng đầu của họ như tàu ngầm AIP lớp Soryu, thủy phi cơ US-2, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1, tên lửa chống hạm phóng từ máy bay ASM-3, tên lửa bờ đối hạm SSM-1 Type 88… được cho là các vũ khí hàng đầu thế giới.

Theo Reuters

Người Việt tại Nhật xuống đường gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc Người Việt tại Nhật xuống đường gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc

Hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và Việt Kiều đang sinh sống tại Nhật Bản đã xuống đường tuân hành gửi kháng nghị thư phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam. Những người tuần hành cũng đã đóng góp quỹ hướng về Biển Đông.

Nhật Bản: Việt Nam phải ngăn Trung Quốc 'làm càn' ở Biển Đông Nhật Bản: Việt Nam phải ngăn Trung Quốc 'làm càn' ở Biển Đông

Hôm 22/5, lãnh đạo Nhật Bản và Việt Nam đã quyết định tăng cường mối quan hệ hợp tác an ninh hàng hải song phương đồng thời chỉ trích hành động Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu Việt Nam trên Biển Đông.

Mỹ, Nhật tăng cường giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc Mỹ, Nhật tăng cường giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc

Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường các hoạt động do thám quân sự tại Nhật Bản và vùng không phận lân cận để giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư