-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Malaysia tổ chức họp báo thông báo các thông tin liên quan tới vụ máy bay MH370 bị mất tích. (Ảnh: Kim Dung/TTXVN)
1. Khủng bố
Hiện có tin đồn rằng máy bay MH370 có thể đã bị tấn công khủng bố sau khi nhà chức trách Malaysia ngày 9/3 cho biết đang điều tra hai hành khách sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp.
Tuy nhiên, nhà chức trách cùng các chuyên gia đã nhanh chóng chỉ ra rằng đến nay không có bằng chứng về nguy cơ này cũng như có thể giải thích theo cách khác về việc sử dụng giấy tờ nhận dạng giả.
Có hai hành khách mua vé thông qua hãng China Southern Airlines, liên danh tuyến bay này với Malaysia Airlines.
Cả hai sử dụng hộ chiếu của một công dân Italy và một người Áo bị mất cắp hộ chiếu ở Thái Lan khoảng hai năm trước đây và đã trình báo cảnh sát về vụ việc này.
John Goglia, cựu thành viên Ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ - cơ quan chuyên điều tra các vụ tai nạn máy bay, cho rằng hiện thiếu cuộc gọi khẩn cấp của phi công để xác định liệu máy bay đã bị nổ một phần hoặc nổ tung do một thiết bị nổ hay không.
“Mọi chuyện phải xảy ra rất nhanh do không hề có sự liên lạc nào,” ông Goglia nói với hãng tin Reuters.
Phát biểu trên Bloomberg News, ông Kip Hawley, cựu quan chức Cơ quan An ninh Vận tải Mỹ, cho rằng vụ việc này “nghe giống như nhiều âm mưu khủng bố khác.”
Ông nhắc đến sự kiện năm 2006 liên quan đến một số đối tượng khủng bố âm mưu dùng thuốc nổ lỏng để làm rơi máy bay trên Đại Tây Dương. Âm mưu này đã bị giới chức Anh và Mỹ phát hiện kịp thời.
Theo Hawley, ông đặc biệt quan tâm đến việc bom được giấu trong giày của hành khách bởi số lượng như thế là đủ mạnh để làm rơi máy bay.
Theo báo cáo năm 2012 của Bộ Ngoại giao Mỹ, Malaysia rất dễ bị tổn thương trước các nguy cơ khủng bố và nước này đã và đang được xem là một điểm trung chuyển và trung tâm đầu não của hoạt động khủng bố.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lưu ý Malaysia đã không chứng kiến bất kỳ vụ khủng bố nghiêm trọng nào trong “nhiều năm.”
Một số khác cũng lưu ý về việc máy bay MH370 mất tích vào cuối kỳ họp Quốc hội thường niên ở Bắc Kinh và xảy ra trong thời điểm ngày càng nhiều quan ngại về khủng bố tại Trung Quốc.
Phát biểu với báo chí Anh, Đại tá Richard Kemp, cựu trưởng nhóm chống khủng bố thuộc Ủy ban Tình báo Hỗn hợp của chính phủ Anh cho rằng khả năng về một vụ tấn công khủng bố cần được xem xét nghiêm túc.
Ông chi ra những mối liên hệ được cho là tồn tại giữa các đối tượng ly khai ở Tân Cương (Trung Quốc) với al-Qaeda.
Trung Quốc cũng đã quy trách nhiệm cho các đối tượng ly khai trong vụ tấn công mới đây ở Vân Nam khiến 29 người thiệt mạng.
Steve Vickers, giám đốc điều hành một công ty tư vấn an ninh đặt trụ sở tại Hong Kong, nói với tờ New York Times rằng sự xuất hiện của nhiều hành khách mang hộ chiếu bị đánh cắp trên một chuyến bay là hiếm hoi và đây là một manh mối tiềm tàng.
Tuy nhiên, một số cũng cảnh báo rằng hiện quá sớm để đưa ra kết luận do giấy tờ giả thường xuyên bị các đối tượng buôn lậu và nhập cư bất hợp pháp sử dụng.
Một quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ nói với tờ Los Angeles Times: “Nếu chỉ là chuyện hộ chiếu bị đánh cắp thì không có nghĩa các hành khách đó là khủng bố. Có thể đó chính là những kẻ đánh cắp hộ chiếu. Hoặc đơn giản là mua chúng ở chợ đen.”
Los Angeles Times cũng dẫn lời một quan chức hành pháp cấp liên bang ở Washington cho hay hiện chưa có mối liên hệ khủng bố nào xuất hiện, cũng như chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm trong vụ việc này.
Một số người lưu ý từng xảy ra nhiều vụ bắt cóc máy bay. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định dường như đây không phải là trường hợp đó do những kẻ bắt cóc thường sẽ buộc máy bay đáp xuống một sân bay và đưa ra yêu sách.
Dù vậy, một số khác lại cho rằng khả năng bắt cóc kiểu 11/9/2001 là hoàn toàn có thể, và những kẻ khủng bố đã buộc máy bay đâm xuống biển.
2. Nổ trên không
Một số phi công và chuyên gia hành không cho rằng máy bay bị nổ có thể là một khả năng. Khi gặp nạn, máy bay đang ở độ cao hành trình, giai đoạn an toàn nhất trong cả chuyến bay, và dường như đang trong chế độ bay tự động.
"Đó có thể là một vụ nổ, sét đánh hoặc mất áp suất nghiêm trọng,” một cựu phi công Malaysia Airlines giấu tên cho hay.
“Boeing 777 vẫn có thể bay sau khi bị sét đánh, thậm chí là cả khi mất áp suất nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đó là một vụ nổ, thì không còn cơ may nào. Tất cả đều kết thúc.”
Một số khác cho rằng việc mất áp lực đột ngột và cực mạnh trong cabin đã gây nổ do mất áp suất và làm máy bay vỡ thành nhiều mảnh.
Nguyên nhân của một vụ mất áp suất như vậy có thể là do kim loại trong thân máy bay bị mài mòn hoặc mất tính chịu lực.
3. Hỏng động cơ
Có thông tin cho rằng máy bay MH370 đã tìm cách bay ngược trở lại trong thời khắc cuối cùng trước khi mất liên hệ trên radar, làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng có thể máy bay đã quay lại do hỏng động cơ.
Các chuyên gia cho rằng việc máy bay quay trở lại (ATB) có nghĩa máy bay đó phải trở về sân bay xuất phát do lỗi sự cố hoặc nghi lỗi sự cố xảy ra với bất kỳ máy móc nào trên máy bay. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý khi quay trở lại phi công sẽ phát đi tín hiệu hoặc có cuộc gọi khẩn cấp.
Giám đốc điều hành Malaysia Airlines, Ahmad Jauhari Yahya cho biết thêm trên các máy bay Boeing 777 đều lắp đặt chuông báo động. “Một khi máy bay phải bay trở lại, phi công sẽ không thể đảo ngược tiến trình này.”
Hiện một số chuyên gia nêu khả năng cả hai động cơ của máy bay đều đã chết.
Tháng 1/2008, một máy bay 777 của British Airways đã phải hạ cánh với khoảng cách ngắn hơn quy định trên đường băng sân bay Heathrow ở London.
Khi máy bay tiếp đất, các động cơ đều mất lực đẩy do băng đóng trên hệ thống nhiên liệu. Rất may không có thương vong xảy ra.
Theo các chuyên gia, khả năng hỏng cả hai động cơ là có thể, song họ lưu ý rằng trong trường hợp đó máy bay sẽ rơi trong khoảng 20 phút, đủ thời gian để phi công có cuộc gọi khẩn cấp.
Tháng 1/2009, một máy bay A320 của US Airways đã hỏng cả hai động cơ sau khi cất cánh từ sân bay LaGuardia ở New York. Tuy nhiên, phi cơ trưởng vẫn giữ liên lạc với bên kiểm soát không lưu trước khi hạ cánh sáu phút sau đó trên sông Hudson.
Tin tức ngày 9/3 cũng cho hay máy bay Malaysia Airlines từng bị gãy đầu cánh khi va quệt với một máy bay khác vào năm 2012. Tuy nhiên, Malaysia Airlines cho biết phía Boeing đã khắc phục hoàn toàn sự cố này.
4. Mất lực nâng đột ngột
Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng có một số điểm giống nhau trong vụ mất tích bí ẩn của máy bay MH370 với sự cố máy bay số hiệu 447 của Air France rơi ở Đại Tây Dương năm 2009 khi đang trên đường từ Rio de Janeiro đến Paris, làm toàn bộ 228 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Sự cố này ban đầu được Air France cho là do mưa bão. Song, các nhà điều tra sau đó phát hiện các cảm biến tốc độ lắp đặt bên ngoài máy bay Airbus đã bị băng che phủ gây mất tín hiệu của hệ thống lái tự động.
Dù vậy, các dữ liệu tìm thấy hai năm sau đó đã cho phép nhà chức trách kết luận rằng lỗi phi công cũng là một phần nguyên nhân trong vụ tai nạn này khi cách thức xử lý tình huống của họ sau khi hệ thống lái tự động mất tín hiệu đã gây hiện tượng stall không thể đảo ngược.
Stall (mất lực nâng) là một tình trạng trong khí động học và hàng không, khi góc tấn của máy bay tăng lên vượt một ngưỡng cụ thể, khiến lực nâng máy bay bắt đầu suy giảm (qua đó làm cho máy bay rơi xuống phía dưới). Hiện tượng stall xảy ra không có nghĩa khi đó động cơ máy bay đã ngừng hoạt động hoặc máy bay đã ngừng di chuyển.
Theo các nhà điều tra, các phi công, do không được đào tạo bay trong chế độ không phải tự động ở độ cao lớn, đã nâng mũi máy bay liên tục trong khi lẽ ra cần hạ thấp, khiến máy bay giảm tốc độ và cuối cùng là xảy ra hiện tượng stall.
5. Lỗi phi công
Hiện một số người cho rằng khả năng phi công mất phương hướng dù rất ít song có thể xảy ra. Các phi công đã tắt chế độ lái tự động của máy bay và thế nào đó lại không nhận thấy điều này cho đến khi mọi chuyện quá muộn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng khả năng này là không thể do radar chắc chắn sẽ phát hiện ra máy bay.
Ngoài ra còn có khả năng rất hiếm hoi là phi công tự sát.
Năm 1999, một máy bay của EgyptAir, cất cánh từ New York đến Cairo vào năm 1999, đã đâm xuống khu vực Đại Tây Dương ở phía Nam bang Massachusetts, khiến toàn bộ 217 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ kết luận rằng vụ tai nạn là do phi công Gamil el-Batouty.
Anh ta đã cố tình đâm máy bay để trả thù việc trước đó bị khiển trách vì hành vi không đứng đắn và cấp trên tuyên bố anh ta sẽ không được bay theo tuyến đến Mỹ nữa.
Tuy nhiên, nhà chức trách Ai Cập không chấp nhận kết luận trên, cho rằng vấn đề kỹ thuật mới là nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn./.
Việt Hải/Singapore (Vietnam+)
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up