Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Nhật xây các tiền đồn gần quần đảo tranh chấp với Trung Quốc
An Bình - 20/05/2014 05:38
 
Nhật Bản sẽ xây dựng các tiền đồn mới trên các đảo xa ở tây nam nước này, trong bối cảnh Tokyo thúc đẩy phòng thủ giữa lúc có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Người Việt tại Đức tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc
Giữa biển Đông, học Bác thế trận lòng dân
Trực tiếp từ Hoàng Sa: Thiêng liêng nghi lễ chào cờ Tổ Quốc
Tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan Trung Quốc ở bán kính 5-6 hải lý
Phó thủ tướng: 'Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ hòa bình khu vực'

 

 

Máy bay trinh sát Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

 
 

Máy bay trinh sát Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

 

 Có tới 350 binh sĩ sẽ đồn trú tại mỗi tiền đồn trên 3 đảo ở cực tây nam, gần quần đảo Senkaku hiện đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật ngày 19/5 đưa tin.

Theo đó, Tokyo giờ đây đang lên kế hoạch thiết lập các tiền đồn mới tại 3 đảo, trong đó có Amamioshima, cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km về phía nam, tờ báo trích dẫn các quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Ryota Takeda sẽ tới thăm Amamioshima trong tuần này để xem xét việc thiết lập một dự án nghiên cứu chung với hòn đảo.

Hai địa điểm tiềm năng khác cho các tiền đồn mới là đảo Miyako và đảo Ishigaki, nằm cách quần đảo tranh chấp lần lượt 210 km và 170 km về phía nam.

Hồi tháng trước, lễ động thổ một đơn vị giám sát radar đã diễn ra trên đảo Yonaguni, cũng thuộc chuỗi đảo xa ở phía tây nam của Nhật.

Việc thúc đẩy phòng thủ trên đảo xa ở tây nam Nhật Bản “có vai trò nhằm tăng cường liên minh Mỹ-Nhật”, một quan chức quốc phòng cấp cao của Nhật cho biết.

Bình luận về thông tin trên, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay cho hay theo chương trình quốc phòng mới, Tokyo quyết tâm tăng cường sự hiện diện quân sự ở tây nam và đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này.

“Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi chưa quyết về các địa điểm cụ thể như báo chí đưa tin”, ông Suga cho biết trong một cuộc họp báo.

Ngoại trừ đảo chính Okinawa, lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản không có căn cứ tại chuỗi đảo chạy từ Kyushu tới Đài Loan và chỉ có các cơ sở phòng không hạn chế trong khu vực.

Việc thiếu vắng sự hiện diện đáng kể của quân đội trong khu vực là một mối lo ngại đối với nhiều người Nhật, vốn cho rằng điều đó có thể khiến Tokyo dễ bị tổn thương trước lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc.

Các tàu của Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư để đối đầu với các tàu Nhật kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo hồi tháng 12/2012.

Theo AFP

Tâm sự của phóng viên Nhật muốn ra Hoàng Sa ủng hộ Việt Nam

Tâm sự của phóng viên Nhật muốn ra Hoàng Sa ủng hộ Việt Nam

Hơn một năm trước khi Trung Quốc tiến hành đặt dàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trong vùng biển Việt Nam, Murayama Yasufumi, một phóng viên ảnh người Nhật đã có ý định và tiến hành liên hệ để được đặt chân lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dù chỉ một lần trong đời.

Trung Quốc trốn tránh sự phi lý của đường lưỡi bò như thế nào?

Trung Quốc trốn tránh sự phi lý của đường lưỡi bò như thế nào?

() Ở bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu diễn tiến vụ việc Philppines kiện Trung Quốc về "đường lưỡi bò", dưới góc nhìn của trọng tài quốc tế. Bài viết này sẽ phân tích các trường hợp mà vụ kiện có thể tiến triển, nếu Hội đồng Trọng tài tuyên bố có thẩm quyền.

Dùng binh pháp Tôn Tử, Trung Quốc tự hại mình?

Dùng binh pháp Tôn Tử, Trung Quốc tự hại mình?

Trung Quốc có thể tự mình đang trở thành nạn nhân của mưu kế cổ xưa - “Viễn giao cận công - Kết xa đánh gần”, một trong 36 kế Binh pháp Tôn Tử.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư