-
Vi phạm về cạnh tranh, 3 doanh nghiệp điện tử lĩnh phạt 600 triệu đồng -
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sáng nay, 27/12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 7 bị cáo trong vụ án liên quan đến các vi phạm của một số cựu cán bộ Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á trong quá trình nghiên cứu, sản xuất kit xét nghiệm Covid-19.
Phiên tòa do Thẩm phán, Trung tá Vũ Đức Việt làm Chủ tọa; Thẩm phán, Thượng tá Đoàn Thị Phương; Thẩm phán dự khuyết là Thượng tá Đỗ Ngọc Bình.
Tham gia kiểm sát xét xử và giữ quyền công tố tại tòa, có Trung tá Ngô Quang Huy và Đại úy Tạ Thị Thúy Hòa - Kiểm sát viên.
Cùng với đó, tòa án cũng triệu tập bị hại là Học viện Quân y; bị đơn dân sự là Công ty Việt Á cùng nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan như Cục Tài chính Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, cựu Chính ủy Học viện Quân y; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, cựu Phó giám đốc Học viện Quân y…
Cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn, chủ nhiệm đề tài kit xét nghiệm. |
Trong vụ án này, cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân Y; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Các bị cáo Nguyễn Văn Hiệu, cựu Trưởng phòng Trang bị vật tư, Học viện Quân Y; Ngô Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Tài chính, Học viện Quân Y; Lê Trường Minh, Trưởng ban Hóa dược, Phòng trang bị - Vật tư, Học viện Quân Y; Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á bị đưa ra xét xử với cáo buộc 2 tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, Học viện Quân y đề xuất nhiệm vụ phát triển kit xét nghiệm và được Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập hội đồng để thông qua, giao đề tài nghiên cứu kit xét nghiệm (đề tài cấp Nhà nước), với kinh phí gần 19 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 18 tháng, do Hồ Anh Sơn là chủ nhiệm đề tài.
Trịnh Thanh Hùng yêu cầu Sơn đưa Công ty Việt Á vào cùng nghiên cứu, thực hiện đề tài trên và được Học viện Quân y phê duyệt.
Trong quá trình triển khai, do vụ lợi cá nhân, Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn để đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài với vai trò là đơn vị phối hợp, sau đó không sử dụng quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y để Công ty Việt Á sản xuất 20.000 kit thử nghiệm theo nhiệm vụ đề tài.
Cụ thể, các bị cáo này đã đưa bộ kit do Công ty Việt Á cung cấp (không được sản xuất theo quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y) để thử nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và sử dụng sản phẩm này để nghiệm thu đề tài; và sau đó để Công ty Việt Á được cấp phép, sản xuất thương mại trái pháp luật.
Tòa án quân sự tiến hành xét xử đối với 7 bị cáo trong vụ án liên quan tới Công ty Việt Á, Học viện Quân y. |
Cáo trạng cũng thể hiện, Hội đồng nghiệm thu không biết hành vi gian dối của ba người này, cũng không biết quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y không liên quan bộ kit Việt Á nộp nghiệm thu, dẫn đến quy trình nghiên cứu của Học viện Quân y không có sản phẩm được thử nghiệm, đánh giá và đề tài của Học viện Quân y không hoàn thành.
Cơ quan tố tụng xác định, hành vi gian dối của 3 bị cáo Hùng, Sơn, Việt đã gây thiệt hại 18,5 tỷ đồng, là khoản tiền giao Học viện Quân y thực hiện nghiên cứu đề tài.
Qua đó, Phan Quốc Việt cũng “cảm ơn” Phan Thanh Hùng 350.000 USD; còn Hồ Anh Sơn nhận 2,5 tỷ đồng. Viện Kiểm sát cáo buộc, bị cáo Sơn có vai trò là người thừa hành tích cực.
Ngoài ra, quá trình điều tra, truy tố cũng xác định, Hồ Anh Sơn là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vụ lợi cá nhân trong việc mua bán tăm bông, ống môi trường dán nhãn Viện Nghiên cứu y dược học quân sự (Học viện Quân y) và cung cấp cho Công ty Việt Á để bán cho các cơ quan, tổ chức sử dụng phòng, chống dịch, qua đó được hưởng lợi trái phép hơn 2,1 tỷ đồng.
-
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị