
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Từ đầu năm đến nay, mảng kinh doanh phân phối xăng dầu trong nước biến động đáng kể, khi số doanh nghiệp phân phối chủ động rời thị trường có xu hướng gia tăng.
Báo cáo mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, 5 tháng đầu năm 2024, Bộ đã thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 16 doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Nam.
Nguyên nhân của sự việc trên là do các doanh nghiệp này tự nhận thấy mình không đủ điều kiện nên đã chủ động trả lại giấy chứng nhận để cơ quan quản lý nhà nước thu hồi.
Thông tin về các doanh nghiệp trả giấy phép kinh doanh, bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho hay: “Việc tham gia và rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên, trong đó lĩnh vực xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên cũng không ngoại lệ”.
Đến nay, toàn thị trường còn 298 thương nhân tham gia kinh doanh xăng dầu. So với lúc cao điểm của năm 2023 là 330 thương nhân, thì tổng số doanh nghiệp rời thị trường là 32 đơn vị. Trong số này, có cả “ông lớn” bị Bộ Công thương thu hồi giấy phép kinh doanh do sai phạm, liên quan đến thuế và Quỹ bình ổn xăng dầu là Công ty Xuyên Việt Oil (bị thu hồi tháng 8/2023) và Hải Hà Petro (bị thu hồi tháng 1/2024)…
Theo đánh giá của giới kinh doanh cũng như của Bộ Công thương, việc các thương nhân phân phối xăng dầu chủ động rời khỏi thị trường khi không đủ điều kiện là diễn biến bình thường.
“Nếu tiếp tục kinh doanh xăng dầu thì họ sẽ lựa chọn hình thức khác như làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho các thương nhân phân phối hoặc thương nhân đầu mối khác. Khi đó, các cửa hàng của họ vẫn hoạt động bình thường. Còn nếu không tiếp tục kinh doanh xăng dầu thì họ chuyển nhượng hoặc cho thuê cơ sở vật chất cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác để tiếp tục kinh doanh, nên về cơ bản các cửa hàng xăng dầu vẫn hoạt động bình thường”, đại diện Bộ Công thương nói thêm.
Đầu năm nay, qua cân đối nguồn cung, cơ cấu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, Bộ Công thương tính toán, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu cả năm 2024 gần 28,42 triệu m3/tấn các loại (tăng 2,4 triệu tấn/m3 so với năm 2023).
Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Bộ giao tổng nguồn tối thiểu (gồm nhập khẩu và mua xăng dầu trong nước) ngay từ đầu năm cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Kịch bản điều hành được đề xuất là thực hiện theo từng tháng và hàng quý. Kế hoạch này được điều chỉnh một cách linh hoạt, không để thị trường bị đứt gãy nguồn cung như tình huống đã từng xảy ra trong một số thời điểm của năm 2022.
Báo cáo của Vụ Thị trường trong nước, từ đầu năm đến nay, các đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc tổng nguồn tối thiểu được phân giao nguồn cung xăng dầu, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.
Cụ thể, tổng nguồn nhập khẩu và mua xăng dầu trong nước ước thực hiện quý II/2024 khoảng 6,35 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Ước tiêu thụ quý II/2024 khoảng 6,3 triệu m3/tấn. Tồn kho xăng dầu khoảng 1,7 - 1,8 triệu m3/tấn, đảm bảo đủ nhu cầu cho tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh.
Qua công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật của các thương nhân kinh doanh xăng dầu, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, từ trung ương đến địa phương, đã nắm bắt sâu sát hơn với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp quản lý, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp hơn với bối cảnh, tình hình.
Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Công thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu trong nước và thế giới; bám sát tình hình sản xuất của hai nhà máy là Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tình hình nhập khẩu xăng dầu của các thương nhân và tình hình tiêu thụ xăng dầu trong nước, để có giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung.
Chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đăng ký; tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 đã được phân giao và kế hoạch thực hiện tổng nguồn hàng quý đã đăng ký.
Từ nay đến cuối năm, kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu được nhà chức trách duy trì nhằm chấn chỉnh hệ thống kinh doanh xăng dầu hoạt động theo quy định.

-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế